Tết nặng nghĩa tình-Kỳ 1: Tri ân gia đình chính sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhằm tri ân các gia đình chính sách, sẻ chia phần nào khó khăn với người nghèo, dịp Tết Nguyên đán năm nay, các cấp chính quyền, đoàn thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã chung tay tặng những phần quà ý nghĩa, thiết thực cho các đối tượng này. Qua đó, giúp các gia đình chính sách, người nghèo có một cái Tết đầy đủ và ấm áp.

Tết Nguyên đán 2018 đang cận kề. Ngôi nhà của các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình chính sách, người có công cũng thêm phần ấm áp khi có các đoàn lãnh đạo tỉnh, địa phương đến thăm hỏi, chúc Tết và tặng quà.

 

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hồ Văn Niên thăm và chúc Tết các hộ nghèo làng Hòa Bình, xã Tú An, thị xã An Khê. Ảnh. Đ
Đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thăm và chúc Tết các hộ nghèo làng Hòa Bình, xã Tú An, thị xã An Khê. Ảnh. Đ.Y

Lặng thầm những hy sinh

Bao năm qua, Mẹ Việt Nam Anh hùng Đỗ Thị Quyến (vợ liệt sĩ Bùi Văn Giác, hy sinh năm 1968 tại Bình Định) vẫn sống trong ngôi nhà cấp 4 đơn sơ ở thôn Phú Yên (xã Hà Ra, huyện Mang Yang) cùng gia đình người con trai út. Khi Tết Nguyên đán 2018 cận kề, mẹ đã đi xa. Đi cùng đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh do đồng chí Rah Lan Chung-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đến thăm và chúc Tết gia đình mẹ, ông Nguyễn Như Phi-Chủ tịch UBND huyện Mang Yang, cho biết: Năm 1968, trong quá trình tham gia cách mạng tại Bình Định, ông Bùi Văn Giác bị địch bắt, tra tấn rồi thủ tiêu. Sau đó, người con gái của mẹ Quyến là Bùi Thị Cúc (SN 1959) cũng hy sinh trong một trận địch càn tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Nỗi đau chồng chất nỗi đau nhưng mẹ Quyến vẫn sống kiên cường, một lòng cống hiến cho cách mạng. Ở nhà nuôi các con, mẹ vẫn tham gia hoạt động cách mạng tại địa phương như nuôi giấu cán bộ, làm giao liên… Năm 2014, mẹ được Nhà nước phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng.

Trong cái se lạnh của những ngày giáp Tết, ngôi nhà sàn của gia đình bà Rơ Mah HYia (SN 1937, làng Tung Mo A, xã Ia Dreng, huyện Chư Pưh) vẫn ấm áp, rộn rã tiếng nói cười  khi đoàn công tác của Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Nữ Thu Hà đến thăm, chúc Tết. Sau khi chồng (liệt sĩ Kpă Nhỡ) hy sinh tại chiến trường Campuchia, bà H’Yia ở vậy nuôi các con khôn lớn, một lòng trung thành với Đảng, với cách mạng.  Thấy đoàn công tác của tỉnh đến thăm, chúc Tết, bà H’Yia nghẹn ngào không sao nói nên lời. Nhưng nhìn trong ánh mắt, nụ cười của bà, có thể thấy được niềm hạnh phúc hiển hiện. Bà vui bởi biết rằng, Đảng, Nhà nước và nhân dân vẫn luôn biết ơn sự hy sinh của gia đình bà cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Nữ Thu Hà tặng quà cho gia đình chính sách tại huyện Chư Pưh. Ảnh: Lê Văn Ngọc
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Nữ Thu Hà tặng quà cho gia đình chính sách tại huyện Chư Pưh. Ảnh: Lê Văn Ngọc

Tấm lòng tri ân sâu sắc

Những chuyến thăm, chúc Tết các gia đình chính sách, người có công của lãnh đạo tỉnh, địa phương cũng như các đơn vị, doanh nghiệp, Mạnh Thường Quân thể hiện sự tri ân, ghi nhớ công lao của thế hệ đi sau đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của thế hệ cha anh. Đó cũng là hành động thể hiện trách nhiệm của xã hội đối với các thân nhân gia đình chính sách, người có công vốn đã thiệt thòi trong thời chiến, nay gặp khó khăn trong thời bình. Đến thời điểm này, 18 đoàn của lãnh đạo tỉnh đã đến thăm, chúc Tết các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn. Bà Trần Thị Hoài Thanh-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, cho biết: “Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở  đã làm tốt việc chăm lo, trao tặng quà Tết đúng địa chỉ, đúng đối tượng; quà Tết cũng thiết thực hiệu quả, tránh hình thức. Để làm được việc này, từ trước Tết hàng tháng, Sở đã yêu cầu các địa phương thực hiện rà soát cụ thể các gia đình chính sách để việc trao tặng quà Tết không trùng lặp. Chính vì vậy, việc thăm và trao tặng quà Tết của Chủ tịch nước, của tỉnh đến các đối tượng đảm bảo vừa mang ý nghĩa động viên, khích lệ, vừa thiết thực và phù hợp”.

 

Đến thăm và chúc Tết các làng đồng bào dân tộc thiểu số, các gia đình người có công tiêu biểu, hộ nghèo trên địa bàn thị xã An Khê, đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh nhấn mạnh: “Tôi rất mừng là các gia đình chính sách, bà con nhân dân các làng đồng bào dân tộc thiểu số đã phát huy truyền thống cách mạng, nỗ lực vượt qua khó khăn, đoàn kết xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Tôi mong muốn các gia đình tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, chăm lo phát triển kinh tế, cải thiện đời sống và thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh”.

Đón đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn tới thăm, chúc Tết, bà Roong (vợ liệt sĩ, làng Chuét 1, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) không giấu nổi sự xúc động. Tết năm nào bà cũng nhận được sự quan tâm từ chính quyền địa phương. Bà Roong chia sẻ: “Tôi và gia đình luôn cảm ơn Đảng và Nhà nước. Dù con tôi đã nằm lại chiến trường nhưng tôi rất tự hào vì sự hy sinh anh dũng của con mình cho buôn làng, cho quê hương. Nhận được sự động viên, khích lệ này, tôi càng nhủ lòng phải hướng con cháu mình làm nhiều những việc tốt cho xã hội”. Đáp lại những lời tâm sự của các gia đình, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cũng đã gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất; mong các gia đình chính sách tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo, tiếp tục cố gắng phát triển kinh tế và tham gia tốt các công tác xã hội tại địa phương.

Trong chuyến thăm và tặng quà các gia đình chính sách tại huyện Chư Pưh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Nữ Thu Hà cũng bày tỏ tấm lòng biết ơn đối với sự hy sinh, mất mát của các gia đình liệt sĩ, thương-bệnh binh, người có công. Đồng thời, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng mong rằng các gia đình sẽ vượt qua mọi khó khăn, luôn là hạt nhân trong công tác phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.

Nhóm phóng viên

Có thể bạn quan tâm

Rừng cháy, người khát

Rừng cháy, người khát

Khô hạn kéo dài đang khiến rừng ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ bị cháy trụi, cùng với đó, người dân và cây trồng... khát khô. Nắng nóng gay gắt kéo dài cũng khiến mực nước kênh mương khô cạn, nhiều cánh rừng ở miền Tây đối mặt với nguy cơ cháy rất cao.
Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Mổ xẻ nguyên nhân người giữ rừng bỏ việc, các ngành chức năng đều nhận thấy cốt lõi bởi trách nhiệm cao nhưng đồng lương bèo bọt. Có trường hợp xin từ chức, xuống chức mặc dù chưa tới tuổi nghỉ hưu. Trong khi, nguồn tuyển không có dù chủ rừng đã hạ tiêu chuẩn, chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Cuộc chiến bảo vệ rừng xanh đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là Đắk Lắk - “lá phổi xanh” của cả nước. Lâm tặc ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả người giữ rừng bằng vũ khí nóng. Máu người giữ rừng đã đổ, thậm chí có người đã mất mạng, trong khi chế độ, chính sách cho họ chưa tương xứng…
Nơi biên giới có vườn địa đàng

Nơi biên giới có vườn địa đàng

Giữa bạt ngàn mây trắng ấy, ngôi làng thiên đường hiện ra nhỏ bé mà bừng sáng và chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Ngôi làng ấy vẫn nguyên thủy bản thể như thế bất chấp làn sóng hiện đại đã phủ xuống khắp nơi.