Tết Độc lập

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Trước đây, tôi cứ đinh ninh Tết Độc lập là Tết Bính Tuất (1946), tức là cái Tết Nguyên đán đầu tiên sau hơn 80 năm đất nước ta bị thực dân Pháp đô hộ. Thế nhưng, tôi đã nhầm. Tết Độc lập được các bậc cao niên thường dùng khi nói về ngày Quốc khánh 2-9 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã nghe nhà thơ Thanh Thảo nói thế trong bữa cơm trưa Tết Độc lập cách đây hơn 20 năm tại nhà riêng của ông.
 

1. Tết Độc lập rất đỗi thiêng liêng đối với gia đình nhà thơ Thanh Thảo. “Ông vua trường ca” này ra đời 6 tháng sau ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Quảng trường Ba Đình.

Năm nào cũng vậy, hễ tới ngày 2-9 là Thanh Thảo lại gọi điện cho tôi mời trưa đến nhà ăn cơm với vợ chồng ông mừng Tết Độc lập. Một lần, nhà thơ Thanh Thảo có kể với tôi rằng: Ngày thân sinh ông (cụ Hồ Thiết-cán bộ lão thành cách mạng) còn sống đã căn dặn rằng: Con phải luôn khắc ghi trong lòng ngày Tết Độc lập. Đây là ngày mà dân tộc Việt Nam từ nhục vong quốc nô trở thành một “dân quốc”; Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Lời dặn của cha đã ngấm vào máu thịt ông như một định mệnh.

 Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên ở Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Ảnh: Hồ Anh Tiến
Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên ở Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Ảnh: Hồ Anh Tiến


Là người đã từng “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” nên Thanh Thảo rất trân quý giá trị nền độc lập, tự do của dân tộc. Vì những giá trị ấy mà cả dân tộc đã đổ máu xương gìn giữ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc hôm nay. Thế nên ngày Tết Độc lập sẽ mãi là niềm tự hào, là lý tưởng của bao thế hệ.

Còn nhớ trong bữa cơm ngày Tết Độc lập ở nhà Thanh Thảo, ông Trần Anh Kiệt-nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã bộc bạch: Ngày Quốc khánh 2-9 là một mốc son hào hùng, chói lọi trong hành trình mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Giờ đây, khi nhắc đến ngày mùng 2-9, tự nhiên trong trái tim người dân Việt Nam lại bùng lên một cảm xúc thiêng liêng, khó tả.

Năm nay, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhà thơ Thanh Thảo đã vượt ngưỡng “thất thập cổ lai hy”, nhưng ông vẫn hồn nhiên gọi tôi: Thứ năm tuần này tới nhà anh chị ăn Tết Độc lập nhé. Tự nhiên thấy nghèn nghẹn trong lòng.

2. Cách đây hơn 3 năm, trong một lần dọn đống sách vở cũ hồi học cấp III của con trai, tôi vô tình đọc được cuốn sổ tay còn nếp bìa thẳng thớm với những bài thơ về đất nước, về tình yêu Tổ quốc mà nó yêu thích, như “Cuộc chia ly màu đỏ” của Nguyễn Mỹ, “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi, “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm… Trong số đó có bài thơ “Tổ quốc” của Phạm Hồng Giang: “Con đã viết bài ca mừng đất nước/Tổ quốc mình đẹp lắm bốn nghìn năm/Đã qua rồi bao ngày tháng khó khăn/Vẫn vững tin tự hào người con Việt/Bảy mươi năm bao chiến công oanh liệt/Gìn giữ non sông tiêu diệt kẻ thù/Cho muôn đời đất nước ngọt lời ru/Hai tiếng Việt Nam đời đời vĩnh cửu/Trời tháng tám mùa thu này mát dịu/Nắng Ba Đình nặng trĩu những yêu thương/Bảy mươi năm rồi mãi vẫn vấn vương/Lời của Bác trên quảng trường năm ấy/Theo chân Bác toàn dân ta đứng dậy/Dẫu hy sinh hãy giữ lấy hòa bình/Cho muôn đời con cháu hưởng bình minh/Cho non sông thấm đượm tình nhân ái/Để Bắc Nam nối liền về một dải/Đất nước mình… Mãi mãi… Trọn niềm vui!”.

Thế hệ chúng tôi sinh ra và lớn lên khi non sông đất nước liền một dải. Những thước phim về Bác, về ngày Độc lập tại Quảng trường Ba Đình như mới rợi hôm qua. Mỗi khi VTV phát sóng về ngày Tết Độc lập, hình ảnh vị cha già dân tộc vang vọng lời: “Tôi nói đồng bào có nghe rõ không” trước quốc dân, cùng với giai điệu hào hùng bài “Tiến quân ca” của nhạc sĩ tài hoa Văn Cao vang lên… Những khoảnh khắc lịch sử ấy và mãi mãi sau này, tôi nghĩ không ai có thể lãng quên.

Và rồi, cái hào khí ấy đã đi vào thơ ca để rồi hôm nay, tôi bắt gặp trong quyển sổ thơ của đứa con trai tôi mới hiểu: “Trời tháng tám mùa thu này mát dịu/Nắng Ba Đình nặng trĩu những yêu thương”… chắc chắn sẽ lưu giữ lại cho đứa em nó sau này hiểu được những giá trị độc lập, tự do, hạnh phúc mà cả dân tộc đã đổ biết bao máu xương; gìn giữ cho thế hệ mai sau hôm nay được cơm no, áo ấm, được ngẩng cao đầu trước giảng đường đại học.

3. Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam năm nay, mấy anh cán bộ hưu trí gần nhà tôi bảo: Ông làm bữa nhậu coi như ngày Tết của cánh báo chí, hàn huyên cho vui. Tôi đồng ý ngay mà không ngần ngại gì.

Cuộc vui trở nên sôi nổi khi ông bí thư chi bộ tổ dân phố hứng khởi: Hay là 2-9 này, mấy anh em hội ngộ nhau làm bữa tiệc mừng Tết Độc lập. Mọi người có vẻ hớn hở nhất trí. Cuộc hẹn bất thành khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại; vẫn còn đó những F0, F1 trong cộng đồng mà các cấp chính quyền đang ngày đêm truy vết, khoanh vùng chống dịch. Và vẫn còn đó những con người tự nguyện xông vào tuyến đầu chống dịch ở các thành phố lớn; ở đó còn có những bà mẹ, chị tiểu thương, cán bộ hưu trí đang gói từng mớ rau, chai mắm, hũ cá… nặng lòng hướng về đồng bào phương Nam thân yêu.

Tháng chín đã về, dường như trời mới bắt đầu vào thu. Cờ đỏ sao vàng lại phấp phới bay trước nhà nhưng cái không khí rộn ràng, hân hoan với Tết Độc lập không còn sôi động như xưa, bởi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Song niềm tự hào về ngày Quốc khánh của dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác chính là dòng cảm xúc bất tận, là tài sản tinh thần vô giá để Nhân dân ta quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ chống dịch Covid-19 thành công.

Chợt nhớ lời hứa với ông Thanh Thảo: Bữa cơm Tết Độc lập năm nay chỉ có ông và tôi và 2 chai rượu.

 

 KHOA THÀNH

Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.