Tập sách "Trò chơi dân gian dân tộc Xơ Đăng": Một góc nhìn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- “Trò chơi dân gian dân tộc Xơ Đăng” là tựa sách mới nhất vừa được xuất bản vào tháng 7-2018 của 2 nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian trên địa bàn tỉnh Kon Tum là Phùng Sơn và A Jar. 
Là hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, yêu mến và gắn bó với các giá trị di sản văn hóa của các cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa tỉnh Kon Tum, thời gian qua, tác giả Phùng Sơn và A Jar đã cất công sưu tầm, xuất bản nhiều ấn phẩm nhằm giới thiệu đến bạn đọc gần xa những tinh hoa trong kho tàng văn hóa của cộng đồng các dân tộc.
 
Mới đây, cả 2 cùng có chung ý tưởng cộng tác để sưu tầm, biên soạn tập sách trò chơi dân gian các dân tộc thiểu số khi nhận thấy sự phát triển của cuộc sống số đang len lỏi vào tận buôn làng, thanh-thiếu niên có chiều hướng tiếp cận ngày càng nhiều những trò chơi game, dần dần lãng quên các trò chơi truyền thống. Ý tưởng ấy đã được 2 anh bắt tay vào “hiện thực hóa” trên 1 năm qua để rồi ra mắt tập sách sưu tầm và biên soạn với tựa đề: “Trò chơi dân gian dân tộc Xơ Đăng”, qua đó góp phần bảo tồn các trò chơi dân gian các dân tộc tỉnh Kon Tum. Tập sách được thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Xơ Đăng cùng hình ảnh minh họa sinh động, giúp người đọc dễ tiếp cận và dễ thực hành về các trò chơi mộc mạc, dân dã của các dân tộc Kon Tum.
Trải qua bao biến động của lịch sử, đời sống kinh tế còn khó khăn, nhưng cộng đồng người dân tộc thiểu số trên vùng đất Bắc Tây Nguyên này vẫn bảo tồn được những di sản văn hóa vô cùng độc đáo, trong đó phải kể đến trò chơi dân gian. Các trò chơi dân gian của dân tộc Xơ Đăng thường không cầu kỳ, có thể chơi ở mọi lúc mọi nơi. Chỉ cần vài viên sỏi, vài chiếc que, trái cây, dây leo, gậy… là thanh thiếu nhi có thể bày ra những trò chơi rất sôi nổi như: đánh trận giả, lặn nước tìm báu vật, chạy cà kheo lên đồi, phá rào làng… hay những trò chơi gắn với tập quán sinh hoạt như: gom trái, đi săn, bắt chuột… Xét về góc độ văn hóa, các trò chơi dân gian này đều mang ý nghĩa chung là đề cao tính tập thể, kết nối cộng đồng. Dù là trò chơi cá nhân hay tập thể thì đều được sự quan tâm, theo dõi, động viên, cổ vũ của đông đảo người dân trong làng. Chúng không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí, giải tỏa căng thẳng của con người sau thời gian lao động, mà còn góp phần hình thành nên ý chí kiên cường, sự dẻo dai và ý thức vươn lên giành chiến thắng của mỗi con người, mỗi cộng đồng. 
Bằng những nỗ lực sưu tầm và biên soạn của 2 tác giả, hy vọng tập sách “Trò chơi dân gian dân tộc Xơ Đăng” sẽ là cầu nối giúp thế hệ trẻ và người đọc hiểu thêm về những thú chơi và nét đẹp văn hóa của cộng đồng các dân tộc Kon Tum. Qua đó, những người trẻ có ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số bản địa.
Xuân Phúc

Có thể bạn quan tâm

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...