Tản văn: Mùa gieo hạt

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sau mấy ngày nghỉ lễ, đi làm trở lại, bỗng dưng thấy ngần ngại khi nghĩ về cuộc hành trình phía trước.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Hơn mười cây số, hết đường phố là hun hút đường quê, mùa đông chống chếnh gió từ hai bên cánh đồng trơ khấc gốc rạ. Sự đơn điệu khiến người ta thấy mình như một kẻ độc hành trên con đường cứ dài ra mãi.
Hết quốc lộ, rẽ vào con đường làng, tôi bỗng thấy giật mình vì một màu nâu láng bóng chạm vào mắt. Những thửa ruộng hai bên đường, mới mấy ngày trước còn im lìm say ngủ, nay như được choàng lên một chiếc khăn mới, vẫn là màu nâu nhưng mới tinh và láng bóng. Những đường cày, thật kì diệu, là những luống cày dài y như thời vẫn dùng lưỡi cày thủ công, có bác thợ cày đi sau, con trâu đi trước, cần mẫn bước để lại những tảng đất nâu non vừa được lật lên.
Nhìn màu đất mới, hít thật sâu mùi nồng nồng ngai ngái, trong tôi tự nhiên có gì đó bừng tỉnh. Nắng gió này, tiết trời này, phải rồi, thế là đã bắt đầu vào mùa gieo hạt.
Đài báo gọi vụ mùa này là mùa Đông - Xuân; dân gian gọi giản dị: vụ chiêm. Vụ chiêm là một trong hai mùa trồng cấy chính trong năm, lúa chiêm gặt tháng năm, lúa mùa gặt độ tháng mười. Để có lúa chín lúc nắng ửng đỏ đầu hạ, người ta phải cấy, gieo trước Tết Nguyên đán. Khi miền Bắc chưa áp dụng cách gieo sạ của đồng bào Nam bộ, giống sẽ được xuống sớm hơn để khi trời lập xuân, cây mạ đã đủ cứng cáp để đưa sang ruộng cấy.
Trong mỗi gia đình nông dân ngày trước đều có một cái chum rất kín đựng thóc giống. Những hạt thóc giống đã được chọn kĩ càng, phơi thật khô rồi cất kĩ trong chum, vò riêng. Tôi vẫn nhớ một dãy vò xinh xắn kê cao trong buồng, bên ngoài ông tôi ghi bằng phấn trắng tên từng loại thóc giống. Chúng cứ nằm im thít ở đó cho đến một ngày được đem ra ngâm vào nước “ba sôi hai lạnh”.
Hạt giống đã no nước được ủ ấm bằng rơm rạ. Cuối ngày thứ hai, mẹ mở thúng thóc ra, mầm và rễ đã bật lên trắng xóa. Những chiếc rễ mỏng manh ấy sẽ cắm xuống và bám sâu vào lòng đất. Vậy nên dứt khoát đất gieo mạ phải là thứ đất đã làm nhuyễn thành bùn. Tôi rất thích đặt chân vào những luống mạ, bùn đất mềm mại và mát rượi. Chỉ có đất ấy mới nâng đỡ được những cây con mới nhú mầm để chúng nhanh chóng bám sâu vào lòng đất mà lớn lên.
Trước kia ở quê tôi, người dân chưa biết gieo sạ, lúa phải được gieo thành mạ rồi hốt cả tảng nếu là mạ sân hoặc nhổ lên bó thành bó nếu là mạ ruộng, sau đó mới cấy xuống mảnh đất mới đã được cày bừa kĩ. Từ lúc xuống “nơi ở cố định” đó, nó mới chính thức được gọi là cây lúa, bén chân mà tươi tốt để đến tháng ba “nghe sấm động phất cờ mà lên”.
Mùa gieo hạt có thể xê dịch tùy theo năm thường hay năm nhuận nhưng thường được tiến hành vào trước Tết Âm lịch. Tâm lí của người làm ruộng muốn được kết thúc tất cả việc gieo trồng trước Tết, dù đó là vào ngày cuối cùng của năm cũ, để được dọn rửa, được gác lên gác bếp những dụng cụ lao động cho nhà cửa gọn gàng, được ung dung tận hưởng không khí đầm ấm thảnh thơi của ba ngày Tết. Và khi cây lúa đã được gieo, được cấy xuống, gặp tiết trời ấm áp lúc xuân sang, có thể đón ngay được sự ân sủng của đất trời mà bật lên sức sống mạnh mẽ. Còn gì vui hơn khi sáng sớm đầu năm, xuất hành mà nhìn thấy sắc xanh tươi non, sinh sôi của lúa mới.
Mai Thị Hồng Quế (baogiaothong)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.