Tấm lòng vì cộng đồng của anh thợ cắt tóc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Suốt 3 năm qua, anh Lê Xuân Sáng (SN 1993)-Chủ Babershop Xuân Sáng Đak Đoa (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã dùng nghề cắt tóc của mình để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. 

Bên cạnh đó, anh Sáng còn kết nối các Mạnh Thường Quân để hỗ trợ kinh phí điều trị cho các bệnh nhân không may mắc phải căn bệnh hiểm nghèo.

Tôi biết anh Sáng khi cùng thực hiện hoạt động trao tiền hỗ trợ cho em Nhi (lớp 4A5, Trường Tiểu học thị trấn Đak Đoa) bị mắc căn bệnh ban xuất huyết Henoch-Scholein. Khi biết đến căn bệnh của em Nhi, anh Sáng đến tận nhà để khảo sát về hoàn cảnh của gia đình, kinh phí điều trị rồi đăng thông tin lên trang facebook cá nhân để kêu gọi sự giúp đỡ.

Anh Lê Xuân Sáng (thứ 6 từ phải sang) cùng các Mạnh Thường Quân trao tiền hỗ trợ cho em Nhi mắc bệnh hiểm nghèo. Ảnh: M.N

Anh Lê Xuân Sáng (thứ 6 từ phải sang) cùng các Mạnh Thường Quân trao tiền hỗ trợ cho em Nhi mắc bệnh hiểm nghèo. Ảnh: M.N

Thông qua sự kết nối của anh Sáng, em Nhi đã nhận được sự hỗ trợ của mọi người với số tiền hơn 24,7 triệu đồng chỉ sau 1 tuần kêu gọi. Anh Sáng đã đến tận nhà để trao số tiền hỗ trợ, động viên em Nhi yên tâm điều trị bệnh hiểm nghèo. Đồng thời, anh cũng kết nối với 1 Mạnh Thường Quân ở TP. Hồ Chí Minh để hỗ trợ kinh phí cho em Nhi đi lại, ăn ở trong thời gian điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Bà Pyang (mẹ em Nhi) trải lòng: “Con gái bị mắc bệnh hiểm nghèo, kinh phí điều trị lớn. Nhờ sự giúp đỡ của anh Sáng nên gia đình có thêm kinh phí để đi lại và điều trị cho con”.

Bên cạnh hoạt động kêu gọi giúp đỡ cho các trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo, anh Sáng cùng các đồng nghiệp của Babershop Xuân Sáng Đak Đoa thường xuyên tổ chức các hoạt động cắt tóc miễn phí với tần suất 1 tháng/1 lần. Địa điểm mà Babershop Xuân Sáng Đak Đoa lựa chọn là vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn của huyện Đak Đoa, Trung tâm Y tế huyện để cắt tóc miễn phí cho trẻ em nghèo, người dân có hoàn cảnh khó khăn…

Mặc dù không được trả lương nhưng các thành viên của tiệm đều hào hứng tham gia, cắt tóc theo yêu cầu của từng người rất cẩn thận. Hoạt động này giúp các thợ của tiệm nâng cao tay nghề, trở thành người thợ yêu nghề và có tâm hơn.

Anh Lê Xuân Sáng cắt tóc miễn phí cho trẻ em khó khăn. Ảnh: M.N

Anh Lê Xuân Sáng cắt tóc miễn phí cho trẻ em khó khăn. Ảnh: M.N

Mỗi lần về làng cắt tóc, anh Sáng đều kết nối với các Mạnh Thường Quân để vận động quần áo cũ, rồi giặt ủi, phân loại trước khi trao tặng cho bà con. Anh Sáng còn trích lợi nhuận của tiệm để mua bánh kẹo tặng các thiếu nhi ở làng.

Chia sẻ về đam mê thiện nguyện, anh Sáng cho biết: “Cách đây 3 năm, tôi có cơ hội tham gia hoạt động trao tặng quà với một nhóm thiện nguyện tại xã Pờ Tó (huyện Ia Pa), thấy các em đi chân đất, không có áo ấm để mặc, tôi không cầm được nước mắt. Sau chuyến đi đó, tôi tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện và làm cầu nối để kêu gọi các Mạnh Thường Quân. Dù chỉ là những công việc bình dị, phần quà chưa lớn nhưng các em đều hào hứng đón nhận, đó cũng là động lực để tôi gắn bó với hoạt động thiện nguyện trong 3 năm qua”.

Lúc bắt đầu, anh Sáng cùng các đồng nghiệp trong tiệm tự bỏ kinh phí để triển khai hoạt động thiện nguyện. Dần dần, tiếng lành đồn xa, việc làm thiện nguyện của anh Sáng cũng bắt đầu lan tỏa, kết nối được nhiều tổ chức thiện nguyện ở TP. Hồ Chí Minh. Sau khi tiếp nhận, anh Sáng đều kết nối với chính quyền địa phương để đưa phần quà đến tận tay người nghèo, đúng đối tượng thụ hưởng.

Các em nhỏ luôn vui vẻ đón nhận những phần quà mà anh Sáng trao tặng. Ảnh: M.N

Các em nhỏ luôn vui vẻ đón nhận những phần quà mà anh Sáng trao tặng. Ảnh: M.N

Chị Trần Thị Hạnh-Bí thư Đoàn thị trấn Đak Đoa chia sẻ: “Mỗi lần Đoàn thị trấn tổ chức hoạt động, chỉ cần đề nghị là anh Sáng cùng các đồng nghiệp sẵn sàng hỗ trợ. Không chỉ cắt tóc miễn phí, anh Sáng còn kết nối được nhiều phần quà để trao tặng cho thiếu nhi trên địa bàn thị trấn. Những hành động đẹp vì cộng đồng của anh Sáng đã tạo được sự lan tỏa trong đoàn viên, thanh niên thị trấn”.

Sau 3 năm hoạt động, anh Sáng đã kết nối để giúp đỡ đột xuất cho 17 trường hợp không may mắc bệnh hiểm nghèo; tổ chức 35 hoạt động thiện nguyện ở làng, trao hàng trăm suất quà, hàng ngàn bộ quần áo cho người dân và thiếu nhi khó khăn. Bên cạnh đó, tại Babershop Xuân Sáng Đak Đoa, anh Sáng cũng cắt tóc miễn phí cho người bán vé số, chạy xe ôm, người giao hàng...

Nói về dự định trong thời gian tới, anh Sáng tâm sự: “Thông qua hoạt động thiện nguyện, tôi mong muốn lan tỏa lòng nhân ái, chia sẻ yêu thương đến người nghèo khó, nhất là trẻ em. Thời gian tới, tôi tiếp tục duy trì các hoạt động thiện nguyện, đồng thời triển khai đào tạo nghề cắt tóc miễn phí cho thanh niên khó khăn trên địa bàn huyện”.

Có thể bạn quan tâm

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.