Tác dụng phụ của mũi 3 vắc xin Covid-19 khác gì so với mũi 2?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng mặc dù vắc xin có tác dụng mạnh mẽ chống lại việc nhập viện và tử vong do Covid-19, nhưng điều này sẽ suy giảm theo thời gian.
Tiêm vắc xin mũi 3 đang được nhiều quốc gia tiến hành, đặc biệt đối với người có nguy cơ cao bị nhiễm Covid-19 nghiêm trọng sau khi tiêm mũi 2, như bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Mũi 3 nên là loại vắc xin nào?
Theo các tổ chức y tế, mũi thứ 3 nên dùng vắc xin Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson.
Nghiên cứu khẳng định cả Pfizer và Moderna đều an toàn để tiêm cho mũi 3, ngay cả đối với trường hợp mũi 1 và mũi 2 là loại vắc xin khác.
Tuy nhiên, người tiêm mũi 1 và 2 vắc xin Pfizer, nếu tiêm mũi 3 Moderna thì có tỷ lệ tác dụng phụ cao hơn so với 3 mũi đều là Pfizer, theo Express.

Tác dụng phụ của mũi 3 vắc xin Covid-19 có khác gì so với mũi 2? Ảnh: Shutterstock
Tác dụng phụ của mũi 3 vắc xin Covid-19 có khác gì so với mũi 2? Ảnh: Shutterstock
Những ai dễ gặp tác dụng phụ hơn?
Theo các báo cáo từ chiến dịch tiêm chủng của Mỹ, mũi thứ 3 gây tác dụng phụ nhẹ hơn so với 2 mũi đầu, thường xảy ra 1 - 2 ngày sau khi tiêm.
Hơn 90% người tiêm có thể làm việc bình thường sau khi tiêm mũi 3.
Các tác dụng phụ có xu hướng xảy ra ở người lớn tuổi hơn, với 46% là ở người trên 65 tuổi.

Liều vắc xin thứ ba có thể có lợi. Ảnh: Shutterstock
Liều vắc xin thứ ba có thể có lợi. Ảnh: Shutterstock
Tác dụng phụ mũi 3 có gì khác so với mũi 1 và 2?
Các tác dụng phụ thông thường nhất là đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau cơ và ớn lạnh, kéo dài tối đa 7 ngày.
So với 2 mũi đầu, mũi 3 có thể có nhiều tác dụng phụ hơn, nhưng mức độ nghiêm trọng thấp hơn so với mũi 1 và 2.
Đối với mũi thứ 3, các tác dụng phụ phổ biến nhất cũng tương tự như ở mũi thứ 2, nhưng mức độ nghiêm trọng thấp hơn. Phần lớn các tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình.
Tỷ lệ xảy ra các tác dụng phụ của vắc xin Pfizer và Moderna như sau:
Đau chỗ tiêm: 83% - 81%
Mệt mỏi: 63,7% - 61%, tình trạng mệt mỏi phổ biến hơn so với mũi thứ hai, nhưng có thể khác nhau ở các nhóm tuổi.
Đau đầu: 48,4% và 50%
Đau cơ: 39,3% và 50%
Các tỷ lệ này tương tự như ở liều thứ 2.
Ngoài ra, có một số tác dụng phụ ít gặp hơn như sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau khớp, đau bụng, với tỷ lệ rất thấp.
Tác dụng phụ bất ngờ nhất ở mũi 3 vắc xin Pfizer là nổi hạch, xảy ra ở 5% người tiêm - xuất hiện trong vòng 4 ngày và hầu hết là nhẹ.
Có thể có những tác dụng phụ nghiêm trọng nào?
Tác dụng phụ nghiêm trọng, như khó thở, đau ngực, sốt cao là rất hiếm, chỉ xảy ra ở 14 người trên 1 triệu người tiêm Moderna và 29 người trên 1 triệu người tiêm Pfizer.
Riêng tác dụng phụ viêm cơ tim ở người tiêm Pfizer là cực kỳ hiếm, tuy nhiên FDA khuyến cáo những người trẻ tuổi có cơ địa dễ bị tác dụng phụ viêm cơ tim không nên tiêm Pfizer cho mũi 3, theo Express.
Chuyên viên của Mayo Clinic giải thích rằng các tác dụng phụ không phải là do vắc xin gây ra mà là dấu hiệu hệ thống miễn dịch phản ứng với vắc xin.
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao năng lực chăm sóc và hồi sức trẻ sơ sinh

Nâng cao năng lực chăm sóc và hồi sức trẻ sơ sinh

(GLO)- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Nhi tỉnh vừa tổ chức 2 lớp đào tạo về chăm sóc trẻ sơ sinh bệnh lý và hồi sức trẻ sơ sinh cho 40 cán bộ y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh.

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thịt cóc

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thịt cóc

(GLO)- Mặc dù cơ quan chức năng đã khuyến cáo về tình trạng ngộ độc do ăn thịt cóc nhưng nhiều người vẫn chủ quan, chế biến không đúng cách dẫn đến ngộ độc, thậm chí có nhiều trường hợp tử vong do không được cấp cứu kịp thời.

Bé trai 7 tuổi tử vong do sốt xuất huyết Dengue

Bé trai 7 tuổi tử vong do sốt xuất huyết Dengue

Bé trai được đưa tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước và được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nặng (có triệu chứng sốc, suy gan, xuất huyết tiêu hóa), sau đó chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TPHCM) song không qua khỏi.