Sớm mai mưa về…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một sớm mùa thu, cơn mưa ngang qua khi đất trời còn mù sương bảng lảng, đánh thức giấc chiêm bao bằng cái lạnh mơ hồ. Tôi đã thức dậy giữa những chùng chình nhẹ bẫng trong lòng, khó gọi thành tên, dường như là dư âm của cơn mơ dịu dàng…

 
Mưa dừng hẳn, mùi đất nồng lên ngai ngái. Từ giường có thể nghe tiếng đàn gà ríu rít theo bước chân mẹ đòi ăn. Tiếng mẹ mở nắp chum đất đựng gạo kê ở hông nhà, lom khom xúc gạo bằng cái lon sữa cũ. Trận mưa đỏng đảnh lướt ngang qua, dường như làm những chuyển động quen thuộc của mọi ngày chậm hơn, dềnh dàng hơn một chút, trong cái ươn ướt, lành lạnh hãy còn vấn vương.
Sớm mai, trong tôi đã nhen nhóm lên niềm hạnh phúc dịu ngọt vì được thức dậy ở quê nhà. Nhìn qua khung cửa, trời đã rạng hơn. Bên vại nước, mẹ đã chuẩn bị dần cho buổi cơm trưa. Ít cá tươi đầu ngày loang loáng ánh vảy, mẹ làm sạch, ướp muối để kho với dưa môn. Mớ tôm đất còn búng tanh tách trong rổ, mẹ sẽ xào chung với măng tre, giá đỗ… 
Bữa cơm ngày mưa chỉ đơn giản như thế, mà ngon hơn bất cứ mâm cơm nào khi tôi còn mải miết rong ruổi ở xứ người. Trời còn mờ sương, mẹ đã thức dậy nhóm bếp, chụm thêm củi vào lò, bắc ấm nước lên đun sôi, đổ đầy chiếc bình thủy. Rồi khẽ khàng mở cánh cổng, mẹ đi lên ngã tư giữa xóm mua về món ăn sáng cho cả nhà. Người xóm tôi buổi sáng thường ăn bánh canh, bánh bèo, rồi bánh xèo, bánh hỏi…, đủ loại bánh quê giản dị. Người bán, người ăn, già có trẻ có, xôn xao hai bên đường. Mùi dầu mỡ ngầy ngậy, mùi nước lèo đậm đà đặc trưng, mùi tiêu hành, rau thơm, nước mắm… hòa trộn bện thành dư hương thấm đẫm mọi buổi sáng thân thuộc.
Ngày tôi còn nhỏ, buổi sáng của cả nhà thường chỉ có chảo cơm chiên nóng hổi, thơm mùi hành phi, ăn cùng bánh tráng nướng. Một tô bún cá cũng là xa xỉ. Bánh tráng nướng vàng ươm hai mặt, được bẻ thành nhiều miếng nhỏ phát ra thanh âm rôm rốp, giòn tan. Ai không ăn cứng được thì nhúng nước cho bánh mềm ra. Vị của gạo và mì hòa lẫn cùng vị của mè đen, ăn vào tưởng như còn đọng cả mùi khói than nướng bánh…
Cả ngày mẹ không ngớt việc nhà cửa, bếp núc, rồi chuyện bán bưng, lúa gạo, bầy gà, nhưng mẹ ít khi quên quà bánh cho đàn con mỗi bận từ chợ về. Dường như hình ảnh những đôi mắt trong veo của chị em tôi đứng đợi mẹ về trước ngõ, luôn ở trong tâm trí của mẹ. Niềm vui của một đứa nhỏ lên mười háo hức đón từ tay mẹ quà bánh bình dị, có lẽ là niềm vui hồn nhiên nhất thế gian.
Sớm mùa thu, chỉ là một trận mưa ngang qua, những giọt mưa cứ ngỡ khi đã thấm vào đất là kết thúc một hành trình, lại mở ra trong tôi miền hồi tưởng dường như vô tận. Ngày mưa, tôi thấy mình cần phải trở về, dù chỉ là trong tâm tưởng. Về loanh quanh bên mẹ, sáng quét sân, trồng cây, nhóm bếp, chiều hít hà mùi khói củi nao nao, ngồi bên mẹ ngắm màn mưa giăng giăng như chất chứa bao bí mật của đất trời. Về, để dưỡng chất quê nhà thanh lọc tâm hồn mình, để tập làm một chiếc lá lao xao trước hiên gió, cứ hồn nhiên xanh…
TRẦN VĂN THIÊN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

null