Sẽ không có giải Nobel Văn học 2018!

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Giải Nobel Văn học 2018 sẽ không được trao trong năm nay do bê bối quấy rối tình dục hiện đang bủa vây xoay quanh một nhân vật tiếng tăm trong giới nghệ thuật Thụy Điển.
 
Trong thông báo chính thức đưa ra vào sáng thứ 6 (theo giờ địa phương), Viện hàn lâm Thụy Điển cho biết: “Quyết định này được đưa ra vì những biến động hiện đang xảy ra bên trong Viện, cũng như sự sụt giảm uy tín của Viện trước công chúng”.
Thông tin này đã vừa được đại diện Quỹ Nobel (Nobel Foundation) tuyên bố ngắn gọn tới giới truyền thông.
Ông Carl-Henrik Heldin, Chủ tịch Ủy ban Quỹ Nobel phát biểu: “Khủng hoảng trong Viện hàn lâm Thụy Điển đã ảnh hưởng bất lợi tới giải Nobel Văn học. Quyết định vừa được đưa ra cho thấy sự nghiêm trọng của vấn đề nhưng cũng sẽ giúp bảo đảm danh tiếng về lâu dài cho giải. Chuyện này sẽ không gây ảnh hưởng tới việc trao giải Nobel 2018 ở các hạng mục khác”.
Dự kiến, đến năm 2019, giải Nobel Văn học sẽ được trao trở lại và sẽ có hai tên tác giả được xướng lên trong cùng năm 2019 để “bù” cho năm 2018 không trao giải.
Quyết định bất ngờ này được đưa ra sau khi ông Jean-Claude Arnault (71 tuổi), một nhiếp ảnh gia người Pháp, một nhân vật tiếng tăm trong giới nghệ thuật Thụy Điển, bị cáo buộc quấy rối tình dục đối với 18 phụ nữ ở những mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Ông Arnault là chồng của một nữ nhà thơ từng là thành viên trong Viện hàn lâm Thụy Điển - bà Katarina Frostenson (65 tuổi).
Điều đáng nói là ông Arnault và vợ có sự hợp tác với Viện hàn lâm Thụy Điển trong một số dự án văn hóa - nghệ thuật, với nguồn kinh phí được cung cấp từ phía Viện.
Một số vụ quấy rối, theo thông tin từ phía nguyên cáo, đã xảy ra tại những không gian thuộc sở hữu của Viện hàn lâm. Bên cạnh đó, cũng có những ý kiến xoay quanh tính bảo mật của quy trình xét giải Nobel Văn học, theo đó, ông Arnault còn bị cáo buộc tiết lộ thông tin của giải. Với cáo buộc này, ông Arnault hiện cũng đang phủ nhận.
Sau khi vụ việc tai tiếng xảy ra, vợ ông Arnault - bà Frostenson và 5 thành viên khác trong Viện hàn lâm Thụy Điển đã từ nhiệm, xin rút lui khỏi các công việc và vị trí trong Viện hàn lâm Thụy Điển - tổ chức làm nhiệm vụ trao giải Nobel Văn học hàng năm.
 
Sau loạt từ nhiệm này, hiện tại, Viện hàn lâm Thụy Điển đang bị thiếu số lượng đại biểu quy định để biểu quyết bất cứ vấn đề nào mà Viện đặt ra. Theo quy chế của Viện thì họ cần có tối thiểu 12 đại biểu bỏ phiếu trước các quyết định đòi hỏi sự trưng cầu ý kiến, nhưng số lượng đại biển hiện đang hoạt động tại Viện không đủ con số tiêu chuẩn này.
Hiện tại, vụ tai tiếng này bị xem là vụ lùm xùm lớn nhất từng bủa vây giải Nobel Văn học kể từ khi giải bắt đầu được trao hồi năm 1901.
Ngoại trừ 6 năm không trao giải do hoàn cảnh bắt buộc (hai cuộc Thế chiến), thì chỉ có một năm giải Nobel Văn học không trao, đó là vào năm 1935 khi người ta không thể tìm được tác giả “xứng đáng”. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1949, giải thưởng văn học danh giá nhất hành tinh sẽ không được trao ngay trong năm.
Thực tế, giải Nobel Văn học cũng đã có những lần được trao “đúp”, đó là vào các năm 1915, 1919, 1925, 1926, 1927, 1936 và 1949, tác giả thắng giải Nobel Văn học ở các năm này được xướng tên một năm sau đó.
Kỷ niệm chương bằng vàng dành cho những người thắng giải Nobel
Kỷ niệm chương bằng vàng dành cho những người thắng giải Nobel
Cách Viện hàn lâm Thụy Điển lựa chọn ra người thắng giải Nobel Văn học cho tới nay vẫn là một bí mật được giữ kín. Chỉ biết rằng định kỳ mỗi tháng 2 hàng năm, các thành viên của Viện sẽ xem xét khoảng 200 ứng viên sáng giá, họ sẽ cùng nhau tạo nên một danh sách rút gọn vào tháng 5, và rồi lựa chọn ra 5 tác giả “tinh tuyển” để bầu chọn là chủ nhân giải thưởng.
Người giành giải sau cùng là tác giả tiệm cận gần nhất với tiêu chí của nhà khoa học Alfred Nobel dành cho giải Nobel Văn học, đó là “tác phẩm xuất sắc nhất theo hướng lý tưởng”.
Uy tín của giải Nobel Văn học đã từng trở thành đề tài tranh luận hồi năm 2016 khi Viện hàn lâm Thụy Điển lựa chọn nhạc sĩ - ca sĩ người Mỹ Bob Dylan là chủ nhân của giải thưởng văn chương.
Bích Ngọc (BBC/Guardian/USA Today/Dantri)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.