Sẵn sàng với tình huống có 30.000 ca mắc Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 11-5, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị trực tuyến tới hơn 700 điểm cầu trên toàn quốc để triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với dịch Covid-19 trong tình huống khẩn cấp tại các cơ sở khám-chữa bệnh.
Tham dự hội nghị tại điểm cầu Gia Lai có ông Mai Xuân Hải-Giám đốc Sở Y tế; lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, các bệnh viện, Trung tâm Y tế 17/17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Như Nguyện
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Gia Lai. Ảnh: Như Nguyện
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn-Phó Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng-chống dịch Covid-19 nhấn mạnh: Đợt dịch thứ 4 này, phương châm chống dịch mới là chuyển từ phòng ngự sang tích cực, chủ động tấn công đối phó. Chính phủ yêu cầu ngành Y tế phải đảm bảo nguồn nhân lực, trang-thiết bị, thuốc men, xây dựng các phương án, kịch bản đáp ứng với tình huống lượng người bệnh gia tăng trong cộng đồng lên tới 30.000 ca; đồng thời bổ sung các hành lang pháp lý, xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn xác định tình hình dịch theo từng cấp độ khác nhau. 
Đợt bùng phát dịch lần thứ 4 được xác định là khó khăn hơn, phức tạp hơn, phát hiện biến chủng siêu lây nhiễm của Ấn Độ. Dịch bệnh xuất hiện cùng lúc tại nhiều địa phương, đã có một số bệnh viện tạm thời phải phong toả. Bộ Y tế đã kịp thời ra các công điện tăng cường công tác phòng-chống dịch tại các cơ sở khám-chữa bệnh với nội dung tiếp tục thực hiện các tiêu chí an toàn trong bệnh viện, sàng lọc, phân luồng, cách ly, chuyển tuyến, thực hiện giãn cách và tăng cường xét nghiệm tại bệnh viện tuyến cuối…
Tại hội nghị, các cơ quan của Bộ, các bệnh viện trung ương đã có những hướng dẫn khẩn trương triển khai thực hiện các công điện về phòng-chống dịch trong các cơ sở khám-chữa bệnh, chiến lược xét nghiệm, thiết lập triển khai bệnh viện dã chiến, kiểm soát nhiễm khuẩn, đề xuất những kinh nghiệm để đảm bảo sẵn sàng tâm thế đối phó với dịch bệnh trong tình huống khẩn cấp.
NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.