Sách "Nguồn gốc và sự hình thành giọng Quảng Nam" bán hết sạch vì… nhiều tranh cãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cuốn sách “Nguồn gốc và sự hình thành giọng Quảng Nam” của Phó Giáo sư, Tiến sĩ ngôn ngữ học Andrea Hoa Pham (Khoa Ngôn ngữ Văn học và Văn hóa-Viện Đại học Florida, Hoa Kỳ) vừa được in 500 bản, phát hành từ ngày 9-7, đến nay đã bán hết. Nhà xuất bản Đà Nẵng đang chuẩn bị in đợt 2 để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc.

“Nguồn gốc và sự hình thành giọng Quảng Nam” là tập sách thứ hai trong Tủ sách Đất Quảng do Nhà xuất bản Đà Nẵng khởi xướng từ năm 2021 với mục đích biên soạn, giới thiệu các đầu sách có giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, danh nhân, tác giả văn học... của Đất Quảng giàu truyền thống, phục vụ thiết thực cho bạn đọc.

Cuốn sách “Nguồn gốc và sự hình thành giọng Quảng Nam”. Ảnh nguồn LĐO
Cuốn sách “Nguồn gốc và sự hình thành giọng Quảng Nam”. Ảnh nguồn LĐO

Ngay sau khi giới thiệu, phát hành, cuốn sách đã là tâm điểm của nhiều tranh luận trái chiều, thu hút sự quan tâm của bạn đọc.

Tác giả Andrea Hoa Pham cho biết, bà mất 25 năm để hoàn thành cuốn sách, từ khi lên ý tưởng, thu thập, nghiên cứu tài liệu đến khi làm việc với Nhà xuất bản Đà Nẵng để biên soạn, biên tập, chỉnh sửa, hoàn thành bản in. Tập sách có nội dung chính tập trung phân tích, đưa ra các giả thuyết về nguồn gốc và sự hình thành giọng Quảng Nam, con đường biến đổi của các âm và vần để đưa đến hình dạng ngày nay của tiếng Quảng Nam.

Dù tác giả Hoa Pham nói rằng mình chỉ đưa ra các giả thuyết về nguồn gốc và sự hình thành giọng Quảng Nam là từ Thanh-Nghệ Tĩnh. Nhưng chính tên sách - “Nguồn gốc và sự hình thành giọng Quảng Nam” đã bị nhiều bạn đọc phản ứng vì “tính khẳng định” này.

Nhiều người cho rằng, chỉ căn cứ vào con đường biến đổi của các âm, vần… mà đi đến kết luận nguồn gốc giọng Quảng Nam là từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là chưa thuyết phục.

Không chỉ vậy, việc nêu ra “hiện tượng âm A thành Oa” trong giọng Quảng Nam đã được nhà báo Hồ Trung Tú-tác giả của cuốn "Có 500 năm như thế" (xuất bản 2012) là người đầu tiên nêu ra. Nhà báo còn có nhiều công trình nghiên cứu dày dặn, công phu. Ngoài cuốn sách "Có 500 năm như thế", ông Tú còn có nhiều tham luận khoa học, nhiều bài viết liên quan đến vấn đề này.

Nhiều làn sóng tranh biện xung quanh tính khẳng định của cuốn sách đã khiến “Nguồn gốc và sự hình thành giọng Quảng Nam” nhanh chóng “sold out” khi vừa lên kệ. 

PHƯƠNG VI (tổng hợp)

 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phương Loan: Nỗi nhớ ngày gặp lại

Thơ Phương Loan: Nỗi nhớ ngày gặp lại

(GLO)- Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một thời gắn liền với bảng đen, phấn trắng, cùng bao kỷ niệm buồn vui dưới mái trường. Để rồi, sau nhiều năm xa cách, trong giây phút gặp lại thầy cô, bạn bè, những ký ức ấy vẫn ùa về, trào dâng bao nỗi nhớ...
Gương mặt thơ: Lê Va

Gương mặt thơ: Lê Va

(GLO)- Mươi năm trước, có một cái tin làm tôi ngạc nhiên: Đại tá Lê Va (Công an tỉnh Hòa Bình) xin xuất ngũ chuyển ngành về công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh để làm thơ cho... đã.
Bộ VH-TT-DL phát động sáng tác ca khúc về dân tộc thiểu số

Bộ VH-TT-DL phát động sáng tác ca khúc về dân tộc thiểu số

Bộ VH-TT-DL vừa phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm khuyến khích phong trào sáng tác nghệ thuật về các dân tộc thiểu số và miền núi; góp phần nâng cao cả số lượng và chất lượng các ca khúc đáp ứng yêu cầu của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

(GLO)- Vẫn là những hoài niệm về một tuổi thơ gian khó nơi vùng quê, trong tác phẩm "Cánh đồng tuổi thơ", tác giả Nguyễn Tấn Hỷ thêm một lần nhắc nhớ về hình ảnh tảo tần của người mẹ đã chịu bao vất vả, làm lụng nuôi con khôn lớn từng ngày...
Gieo “hạt giống” văn chương

Gieo “hạt giống” văn chương

(GLO)- Đó là tâm niệm của những người tổ chức và tham gia truyền cảm hứng tại lớp bồi dưỡng văn học trẻ-văn học dân tộc thiểu số năm 2024 tại Gia Lai. Diễn ra từ ngày 1 đến 7-7, chương trình thu hút sự góp mặt của 32 học sinh đến từ các trường THCS, THPT trên địa bàn TP. Pleiku.