Sách Làm báo mực mài nước mắt: Hơi thở ngành giáo dục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhà báo Lê Khắc Hoan vừa trở về từ bệnh viện và đến dự buổi ra mắt tập sách Làm báo mực mài nước mắt của ông do First News và NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh liên kết ấn hành.

Nhà báo Lê Khắc Hoan tại buổi ra mắt sách. Ông cũng là tác giả của truyện dài Mái trường thân yêu từng được xem là một trong những tác phẩm cảm động nhất về tình thầy trò
Nhà báo Lê Khắc Hoan tại buổi ra mắt sách. Ông cũng là tác giả của truyện dài Mái trường thân yêu từng được xem là một trong những tác phẩm cảm động nhất về tình thầy trò


Gắn bó với công việc làm báo trong ngành giáo dục từ 1966 đến nay, nhà báo, nhà giáo Lê Khắc Hoan tự nhận mình đã học suốt thời gian chẵn 50 năm ấy.

Và đến nay, tập sách Làm báo mực mài nước mắt được ông xem như bài tập của chính mình trình lên bạn đọc-những giám khảo đầu tiên và quan trọng nhất.

Đó cũng chỉ là một cách nói, bởi cái “bài tập” hơn 400 trang này chứa đựng thật nhiều câu chuyện cả tráng, bi, hài trong làng báo giáo dục, mà tác giả là chứng nhân trong suốt 50 năm.

Đằng sau cách kể chuyện nhẩn nha theo kiểu tâm tình, bạn đọc hẳn sẽ bị lôi cuốn bởi hàng loạt câu chuyện thú vị diễn tiến theo lịch sử ngành giáo dục Việt Nam thông qua góc nhìn của “báo ngành”.

Không những thế, trong nửa thế kỷ làm báo giáo dục, Lê Khắc Hoan đem vào tập sách của mình rất nhiều chân dung nhân vật. Những câu chuyện đan xen, những chân dung nhà báo và nhà giáo mang theo câu chuyện cuộc đời, câu chuyện làm nghề xuyên qua nhiều thế hệ… là nội dung độc đáo của tập sách này.

Nếu không có những “người trong cuộc” như nhà báo Lê Khắc Hoan kể lại, hẳn không mấy người biết trong thời chiến tranh, các nhà báo giáo dục đã đi thực tế khốc liệt như thế nào. Như câu chuyện ông Tô Văn Của cử nhà báo Dương Đình Hy “chui vào cái thùng xe cắm đầy lá ngụy trang của một đoàn xe quân đội và nằm suốt ba tháng trong bom đạn khu Tư khốc liệt, về viết một loạt bài đăng liên tục trên báo Người giáo viên nhân dân”.

Hay như trong chiến tranh biên giới phía Bắc, cả Lê Khắc Hoan và Đỗ Quốc Anh-tác giả của thiên ký sự Thầy giáo của những học sinh giỏi toán-đã suýt chết vì đạn pháo Trung Quốc trong một lần đi thực tế ở biên giới Móng Cái.

Có mặt trong buổi ra mắt sách sáng 20-6, ông Đỗ Quốc Anh nhắc lại kỷ niệm hú vía lần ấy được ông viết thành bài ký sự và Lê Khắc Hoan dẫn lại trong tập sách này: “Tất cả vừa lăn xuống đoạn đường hào bên đường thì một quả đạn pháo nổ sát xe, xé rách toang bạt. Đỗ Quốc Anh xanh mặt, nhặt đưa trưởng đoàn Văn Trí (tức Lê Khắc Hoan) một mảnh đạn pháo vừa cắm phập cách chân chưa đầy một gang. Sau này mới biết, chỗ xe bị bắn cách biên giới gần 1 km”.

Và còn rất nhiều câu chuyện hay ho khác mang hơi thở của ngành giáo dục ở nhiều chiều kích khác mà bạn đọc các thế hệ sau có thể xem như là những sử liệu của một thời.

Quyển sách được phát hành độc quyền tại Tiki.vn.

* Nhà báo Ngọc Trân ra sách Đường vào phóng sự điều tra

Trong dòng sách mới nhân ngày Báo chí năm nay, quyển Đường vào phóng sự điều tra của nhà báo Ngọc Trân là tập “cẩm nang” cần thiết với những ai có ý định chọn lĩnh vực điều tra cho sự nghiệp viết báo của mình.

 

Hai tập sách mới nhất của nhà báo viết về nghề báo
Hai tập sách mới nhất của nhà báo viết về nghề báo


Thực tế công việc làm phóng sự điều tra luôn rộng dài và tế nhị hơn mọi loại lý thuyết trong các trang giáo trình, nhưng những gì trình bày trong tập Đường vào phóng sự điều tra lại có tác dụng như thể đây là lời dặn dò của một người đi trước, thông qua kinh nghiệm thực tế có cập nhật với tình hình mới. Rằng hãy cẩn thận với nguồn tin, tìm tài liệu và chứng cứ như thế nào, khai thác mạng xã hội sao cho đúng cách, nhìn thấy đề tài ở đâu… là những điều căn cốt thực sự bổ ích cho những ai muốn đeo đuổi công việc làm phóng sự điều tra nghiêm túc trong bối cảnh truyền thông nhiều nhiễu loạn như hiện nay.

Sách do Nhà Xuất bản Văn hóa Văn nghệ ấn hành.

Theo Tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.