Sách hay mùa Vu lan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một bông hồng đỏ cài áo cho những ai còn cha mẹ. Một bông hồng trắng cài áo cho những ai không còn cha mẹ ở bên. Còn những cuốn sách sẽ dành cho tất cả mọi người.

Cho những ai còn cha mẹ, để biết trân trọng và không phí phạm giây phút nào bên người thân. Cho những ai đã mất cha mẹ, để ôn lại những kỷ niệm cũ, để nhắc nhở mình hãy yêu thương người bề dưới. Và cho tất cả những ai cần vỗ về trái tim sau những ngày mệt mỏi.
Hãy chăm sóc mẹ

Một cuốn sách cảm động và đầy nhân văn. Một cuốn sách lột tả đầy đủ hình ảnh chân thực của bất cứ người mẹ châu Á nào. Và cũng là một cuốn sách chạm đến tận cùng trái tim của người đọc.
 

Tác phẩm Hãy chăm sóc mẹ của nhà văn Hàn Quốc Shin Kyung Sook.
Tác phẩm Hãy chăm sóc mẹ của nhà văn Hàn Quốc Shin Kyung Sook.



Hãy chăm sóc mẹ mở đầu bằng khung cảnh xáo trộn của một gia đình. Mẹ bị lạc khi chuẩn bị bước lên tàu điện ngầm cùng bố ở ga Seoul với chuyến hành trình đến thăm nhà con cả.

Một ngày, một tuần, rồi gần một tháng chầm chậm trôi qua. Người chồng và những đứa con vô cùng băn khoăn tại sao mẹ không biết hỏi đường về nhà cậu con cả cho đến khi phát hiện ra hai sự thật rằng mẹ không biết chữ và mẹ mắc bệnh ung thư vú khiến đầu óc không được minh mẫn.

Từ đây, những hy vọng tìm lại mẹ càng trở nên mong manh hơn. Cũng từ đây lần lượt mọi người trong gia đình bắt đầu suy nghĩ về mẹ nhiều hơn, những khoảnh khắc xúc động cứ thế như thước phim quay chậm tái hiện rõ mồm một trong đầu mỗi người.


Hạnh phúc trong 5 lá thư của mẹ

Chloe, 15 tuổi, bỗng phải học cách sống một mình trước cái hết đột ngột của mẹ, do bà vừa bị phát hiện có một khối u trong não, bệnh phát triển nhanh và đã không qua khỏi khi phẫu thuật. Thật ra thì cũng không hẳn là một mình, bởi cô bé còn có chị gái Joséphine 19 tuổi và anh trai Gaspard 17 Tuổi.
 

Cuốn sách Hạnh phúc trong 5 lá thư của mẹ.
Cuốn sách Hạnh phúc trong 5 lá thư của mẹ.


Joséphine là sinh viên Y khoa và đồng thời là người bảo mẫu cho những đứa em, theo di chúc của mẹ. Gaspard ham thích trò chơi điện tử và nhạc opera. Bố mẹ họ đã ly dị từ lâu và người cha hiện sống với một người vợ khác ở một hòn đảo nhỏ nằm tận biển Thái Bình Dương.

Chloe sống trong một khung cảnh mà hình như cô cảm thấy ai cũng bận rộn, hai anh chị lớn hình như không bị cái chết của mẹ làm xáo trộn đời sống. Đôi lúc, Chloe nghĩ rằng em bị bỏ rơi, và lúc ấy, những kỷ niệm về mẹ lại trỗi dậy cùng với sự tủi thân thường thấy nơi trẻ đang lớn.

Không có những giọt nước mắt, không nặng nề và bi thương như ta thường thấy ở các tác phẩm điện ảnh hay văn học khác, cuốn sách của Pascale Perrier như một cuốn hồi ký với những cảm xúc lạc quan và chân thật của mẹ và con. Đó là những lời dặn dò, khuyên nhủ, những câu chuyện về sự lạc quan được viết bằng một giọng văn đầy bình tĩnh của một người mẹ - bị - ung - thư - sắp - không - qua - khỏi.


Ba ơi mình đi đâu?

Ba ơi, mình đi đâu? bắt đầu với sự ám ảnh: "Cuộc đời mỗi người có 1 lần tận thế. Cuộc đời tôi có đến 2 lần tận thế".

Một câu chuyện buồn nhưng không đẫm nước mắt, không ủy mị, bi thương. Bởi đó là cách lựa chọn của Jean-Louis Fournier trong suốt cuộc đời làm cha của mình.

Uất hận, than trách cuộc đời, nổi điên lên hay buồn bã… cũng không thể làm khác đi sự hiện diện của hai cậu bé luôn uống thuốc an thần mỗi ngày để yên lặng. Những đứa trẻ mắt nhìn không rõ, tai điếc, chân khoèo, lưng gù, xương yếu. Một đứa chỉ biết nhắc đi nhắc lại một câu hỏi: "Ba ơi, mình đi đâu?". Một đứa suốt ngày nghĩ mình là một động cơ nên cứ kêu “brừm, brừm”… Sống trong thế giới ấy, người cha cần phải làm thế nào?
 

Tác phẩm Ba ơi, mình đi đâu? của Jean-Louis Fournier.
Tác phẩm Ba ơi, mình đi đâu? của Jean-Louis Fournier.


Ông, Jean-Louis Fournier, không giấu giếm những phút quẫn trí mình đã từng nốc rượu rồi phóng xe như điên để mong một tai nạn sẽ ập đến, từng có ý định vứt những đứa con ra ngoài cửa sổ. Ông chưa bao giờ nhận mình là một thiên thần để chịu đựng từng ấy nỗi niềm tan nát.

Song người cha ấy không gục ngã. Hay nói đúng hơn hai đứa trẻ tật nguyền thúc giục ông cần phải vượt qua. Đó là cách người cha nhìn vào những thử thách khắc nghiệt bằng một cặp mắt khác. Đó là sự hài hước trong những điều cay đắng.

Ông thấy các con mình không phải đi học, không phải nghe giảng, không phải làm bài kiểm tra, không phải chịu phạt. Ông nhìn thấy mình nhờ con được phóng những chiếc xe lớn, tránh được việc nộp phạt, có tiền từ trợ cấp tật nguyền của con, không phải lo lắng về định hướng nghề nghiệp tương lai…

Ba ơi, mình đi đâu? giúp độc giả chiêm nghiệm nhiều điều về cuộc sống. Về tình thương, lý trí và cảm xúc dưới góc độ của người cha. Về sự chiến thắng nghịch cảnh cuộc sống và luôn hài hước dẫu đời có đắng cay.

Bà ngoại thời @

Thêm một tác phẩm văn học Pháp nhẹ nhàng, nhưng không thiếu những chi tiết hài hước và đáng yêu. Sam - cậu bé mê đồ công nghệ và bà ngoại - người yêu thích chủ nghĩa sống độc thân, bỗng chốc phải gắn liền cuộc sống với nhau bởi bố mẹ Sam muốn cắt đứt cơn nghiện các thể loại màn hình của cậu, nên đã chọn giải pháp đưa con trai mình về sống với bà.

Bà ngoại thời @ là một tác phẩm thú vị, hài hước.
Bà ngoại thời @ là một tác phẩm thú vị, hài hước.



Cứ tưởng sự cưỡng ép của hai thế hệ sẽ gây ra vô số phiền toái, ấy vậy mà đây lại là cơ hội cho cả hai thay đổi những thói quen của mình và nhìn thế giới dưới một góc độ khác. Nhất là khi, bà ngoại bỗng chốc biến thành một con người không ai hình dung nổi, và Sam thì cũng trở thành một cậu bé đúng lứa tuổi của mình.

Một câu chuyện với khoảng cách hai thế hệ đầy dí dỏm và đáng yêu, Bà ngoại thời @ nhắc độc giả hãy luôn yêu thương và gần gũi với ông bà, vì những "chấn động" thú vị chắc chắn đang đợi ta ở phía trước.

Thanh Hương (zing)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.