Rong ruổi với văn chương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Hôm rồi, khi ngồi viết tham luận cho một cuộc tọa đàm do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức, tôi có thêm chút khoảng lặng để nghĩ về con đường mình đã chọn. Tính đến thời điểm hiện tại, với tuổi đời trên 30, tôi vẫn là hội viên nhỏ tuổi nhất ở Chi hội Văn học.

Song hành với nghề giáo, tôi bước vào đời sống văn chương được hơn 6 năm nhưng luôn mang tâm thế của một người chỉ mới bắt đầu hành trình. “Văn” nghĩa là đẹp, còn “chương” là sáng. Vì lẽ đó mà những người trẻ như chúng tôi thật sự muốn chạm vào văn chương. Cuộc sống bao giờ cũng có gì đó để ta vin vào. Nhờ văn chương làm điểm tựa tinh thần, tôi nghe lòng thiết tha hơn.

Ngày chưa viết văn, tôi thấy cuộc đời có những lúc sao mà khó sống. Viết văn rồi, tôi thấy cuộc đời đáng sống hơn. Nhưng đến với văn chương, người viết trẻ như tôi đúng nghĩa “tay không mà mơ ước đi vào đời”. Bởi thừa đam mê mà lại thiếu vốn sống, vốn trải nghiệm và nhiều năng lực khác nên chưa thành tựu được điều gì. Nhất là trên 2 phương diện: cá tính và sự chuyên nghiệp. Chọn nghề viết, tôi biết mình phải đối diện với nhiều thử thách.

Quang cảnh buổi tọa đàm về văn học trẻ-văn học dân tộc thiểu số vào sáng 23-7. Ảnh: Lam Nguyên

Quang cảnh buổi tọa đàm về văn học trẻ-văn học dân tộc thiểu số vào sáng 23-7. Ảnh: Lam Nguyên

Honoré de Balzac từng nói: “Nhà văn phải là thư ký trung thành của thời đại”. Nhưng bất kể thời đại nào, hiện thực cuộc sống cũng muôn hình vạn trạng. Ngòi bút trẻ chưa thể nhập cuộc ở nhiều góc nhìn khác nhau. Tôi tự trách mình chỉ biết thầm thĩ với cái cô đơn riêng mang mà chưa chạm đến nỗi đau chung. Không phải ngó lơ hay thiếu sự cảm thông mà vì chưa đủ hiểu nên không dám viết. Có những chuyện thấy đó, nghe đó nhưng liệu đã thấu rõ nguồn cơn? Bộc bạch chuyện mình bao giờ cũng dễ hơn nói chuyện người khác. Tâm lý đó khiến chúng tôi ngại dấn thân để thể nghiệm những đề tài mới, không chịu bước ra khỏi ngưỡng an toàn của mình.

So với văn trẻ cả nước, chúng tôi chưa thật sự ấn tượng nếu không muốn nói là khá mờ nhạt. Tôi luôn chờ đợi ở mình một sức bật. Muốn tìm tòi, sáng tạo và bứt phá hơn nhưng thực tế hãy còn loay hoay lắm! Chưa kể cái áp lực phải cách tân để bắt kịp dòng chảy đương đại làm lung lạc đi những giá trị cốt tủy của văn chương. Đôi khi, tôi như kẻ mải mê chạy trên đại lộ mà chưa tìm ra lối rẽ. Bên cạnh đó, giữa một thế giới sống động, đa chiều và quá nhiều ngõ ngách, những người trẻ chúng tôi nếu không có bản lĩnh và sự tỉnh thức thì dễ sa vào những rối rắm bên lề không đáng có mà quên đi cái gọi là văn chương thuần khiết. Nói như nhà văn Nguyễn Bình Phương, đó là mất dần đi khả năng ẩn nhẫn, khuất lấp để suy tư. Tôi nghĩ một người viết chân chính chỉ cần làm tốt 2 việc: sống hướng thiện (tức là phải có sự chuyển hóa về nội tâm) và viết nghiêm túc. Vì “chỉ có tác phẩm của nhà văn mới cứu vớt được chính anh ta”.

Cuộc tọa đàm vừa qua cũng bàn về những trợ lực bên ngoài đối với thành công của một người viết trẻ. Nhưng tôi cho rằng, nội lực của tác giả mới là chuyện “sống còn”. Ai đó từng nói rất hay rằng điểm mạnh của một người là biết mình yếu kém ở đâu. Để đi đường dài với văn chương mà tránh được lối ảo tưởng, ngộ nhận, người trẻ chúng tôi còn phải tích lũy rất nhiều. Văn chương thuần túy không dành cho những người chăm chăm đi tìm hư vinh. Con đường ấy cũng khắc nghiệt như hành trình của đời người. Lúc dịu ngọt, êm đềm. Khi lại đi vào những khoảng tối quanh co. Nhưng tôi tin mỗi người đều biết mình phải làm gì để biến nội lực thành một trường lực bền bỉ. Cố gắng không vì sự ham thích thể hiện bản thân mà sa vào chuyện “xiêm áo”, “son phấn” trong văn chương. Cũng như con người, chỉ điểm tô bên ngoài thì khó làm nên vẻ đẹp đích thực trong tâm hồn.

Cho đến bây giờ, tôi mới hiểu mình tìm đến với văn chương không vì một danh xưng nào cả. Bởi “nhà văn”, “nhà thơ” là những mỹ từ. Còn tôi, đơn thuần là một người viết và nhận danh xưng duy nhất là bút danh của mình, như một nhà văn từng nói. Cuộc sống tất yếu phải có đau khổ, ồn ã, khóc than nhưng viết chính là cố gắng quan sát thế giới mình đang sống, thu vào thấu kính tâm hồn những gì trong trẻo nhất. Tôi dặn mình không viết văn để hơn thua, cay nghiệt với người, với đời. Mà sống và viết như một lời cảm thông vậy. Cứ thế, chừng nào sức khỏe và tâm trí còn cho phép, tôi sẽ còn rong ruổi với văn chương.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...