Rau tập tàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chỉ cần mưa xuống là các hạt rau của mùa trước nhất loạt nảy mầm. Để giờ đây, khu vườn của ngoại rau đã lún phún xanh mà chẳng cần làm đất, gieo hạt.

Này là dền cơm bé bé đã thấp thoáng vài nụ hoa, rau sâm lá dày xanh mướt, cây ớt hiểm một góc lá xanh um và đầy những hoa, quả, rồi rau lang, bầu bí đua nhau vươn đọt mập mạp non tơ, bên hàng rào đã thấy cơ man nào là tua mồng tơi xoắn vào các mắt lưới tươi vui trong nắng sớm. Hàng rau ngót trước khi vào mùa mưa đã được ngoại cắt sát gốc nay cũng bật mầm xanh tốt. Đám ngải cứu cũng xanh tươi như vừa được chăm bẵm; rồi thì lá lốt, sả, ngò gai cũng cứ thế tỉnh giấc. Đám môn bạc hà xòe những chiếc ô nhỏ ở bên rãnh nước, đám rau má cũng theo mưa mà mọc dài ra các khoảng trống, rau càng cua thì chỉ thích nép bên các mép tường, rau mã đề thì mọc cách quãng như nhảy cóc, cà chua bi thì cứ năm trước đã mọc chỗ nào, năm sau chắc chắn lại ở nguyên chỗ đó... Vườn rau của ngoại mùa mưa chả bao giờ phải chăm bẵm, cứ thế tự hồi sinh, vươn mình sum suê cùng cỏ dại.

 Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang


Vào mùa mưa, chỉ cần trữ ít tép khô, cá khô, hũ mắm ruốc, chị Hai tôi sẽ tự sắp bữa một cách nhịp nhàng. Hôm nay thì canh tập tàng nấu tép, hôm sau là rau lang luộc, canh rau ngót, bữa tới nữa là rau bí xào, canh chua nấu tép với vài cái dọc mùng, lá vông vang... xoay đi xoay lại với vài thứ rau quanh vườn mà chị vẫn thay đổi món liên tục giúp cho đám em khỏi ngán. Chị Hai vẫn là người khéo nhất trong mấy chị em, ra vườn hái rau thế nào cho ngon, để cây dễ nảy chồi lên lá đều phải có cách riêng bởi chỉ có chị mới chịu đi theo và lắng nghe lời ngoại dạy. Rau ngót chị bấm sát gốc cho dễ đâm chồi, chứ không như đám em lười cứ tới cây là đưa tay ra tuốt thẳng, rồi để mặc đám rau chỉ còn trơ cành mà bước đi hái tiếp rau khác.

Nồi canh rau tập tàng của chị Hai cũng nhiều thứ lá, ăn vừa thơm vừa ấm chứ không lõng bõng nước như của đám em. Chỉ cần nhón tay vốc rổ rau của chị là thấy đủ thứ lá, từ rau sâm, lá ớt, lá lốt, rau lang, rau dền, rau má, rau ngót..., nhưng mỗi lá ít hay nhiều phải tùy vào định lượng người hái. Chỉ cần dư một ít lá lốt thôi là nồi canh dư vị oi nồng, quá vài chồi ngải cứu thì đắng, nhiều lá rau sâm, mồng tơi thì bị nhớt hoặc nhiều rau má, rau ngót thì canh lại dai. Chỉ có nồi canh của chị là đủ vị, rau vừa mềm, vừa xanh, vừa thơm đúng điệu chỉ cần cho thêm ít tép khô vào là ngọt nước. Nồi mới bưng xuống là mấy đứa em nào cứ chìa chén ra xin thêm mà húp lấy húp để.

Dường như chỉ có chị Hai tôi mới giúp căn bếp ấm lên mùi thơm của canh rau tập tàng và vườn rau lại tươi xanh thêm vì có người chăm, hái đúng dịp. Thế nên khi chị đi lấy chồng, dư vị canh tập tàng cũng đi theo. Để mỗi mùa mưa, tôi lại bắt đầu nhung nhớ về góc vườn với đủ thứ rau thuở bé.

 

KIM SƠN
 

Có thể bạn quan tâm

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.