Rào Trăng 3 và tiếng kêu cứu của rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những thi thể người bị nạn được đưa về với gia đình và đồng đội trong nước mắt và sự tiếc thương, xin bái biệt những người anh hùng của chúng ta.
 

Chở thi thể nạn nhân từ hiện trường Rào Trăng 3
Chở thi thể nạn nhân từ hiện trường Rào Trăng 3



Trong số những nạn nhân được tìm thấy, có thi thể của Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân Khu 4, ông Nguyễn Văn Bình - Chủ tịch UBND huyện Phong Điền. Hai ông và đồng đội đã lựa chọn nơi gian khổ nhất để đến, nơi hiểm nguy nhất để dấn thân. Họ đã hy sinh vì trách nhiệm, vì tình người.

Chỉ sau 2 tiếng khi hay tin nhiều công nhân ở công trình thủy điện Rào Trăng 3 núi lở bị vùi lấp, Thiếu tướng Nguyễn Văn Man và đồng đội lên đường đi cứu hộ cứu nạn. Họ biết rằng đi vào núi lúc đó là đối mặt với nhiều nguy hiểm, nhưng họ cũng ý thức rằng, đến sớm một giờ để cứu hộ là thêm một cơ hội sống cho người lâm nạn. Chính tình yêu thương con người, vì mạng sống của con người mà họ ra đi.

Bất cứ ai trong những người đã hy sinh đều có quyền từ chối đi cứu hộ, ai cũng có trăm công nghìn việc, vạn lý do để ở nhà trong sự an toàn, nhưng họ vẫn tình nguyện lên đường. Đúng là "ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ để dành phần ai?".

Nhưng đằng sau những cái chết do thiên tai này cần phải làm cho rõ. Nhiều cánh rừng của Việt Nam đã bị tàn phá đến sạch sẽ, cho nên lũ ống, lũ quét hình thành khi mưa lớn là chuyện không thể tránh khỏi.

Cứ đếm đi, bao nhiêu công trình thủy điện ở các tỉnh miền Trung, cùng với nó là bao nhiêu diện tích rừng bị hủy diệt. Ngay trên mảnh đất huyện Phong Điền, nơi xảy ra vụ Rào Trăng 3, có bao nhiêu nhà máy thuỷ điện.

Chưa kể lâm tặc các loại, rồi còn dân nữa, phá rừng là một kế sinh nhai. Trách dân một phần, nhưng chính quyền nhiều nơi không làm tròn trách nhiệm của mình. Khi trong nhà của rất nhiều quan chức lồ lộ những bộ bàn ghế gỗ trọc phú, khi có nhiều biệt phủ, biệt thự của quan chức làm toàn bằng gỗ trêu ngươi.

Đúng là "ăn của rừng rưng rưng nước mắt". Nhưng bất công ở chỗ, người "ăn rừng" vẫn nhởn nhơ như thách đố dư luận!

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/rao-trang-3-va-tieng-keu-cuu-cua-rung-845545.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.