Rao đêm, một thời để nhớ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hồi mới ra trường, khoác ba lô lên Pleiku thì đã chớm mùa mưa, tôi được sắp xếp ở tại một phòng tập thể của Sở Nông nghiệp trên đường Nguyễn Du. Những hàng cây sũng nước, ngày không có mặt trời. Pleiku nhỏ bé, u tịch. Người bộ hành cũng đơn độc đăm chiêu như dắt díu hồn về nơi mờ mờ xa xăm nào đó... Thấp thoáng những sơn nữ Jrai mặc áo váy thổ cẩm mang gùi lầm lụi qua phố. Họ đem đổi những đọt bí, mụn măng, nấm mối lấy chút muối mắm, cá tôm. Lạ lẫm quá với một chàng trai lần đầu đến với Phố núi Pleiku.
Ban đêm, người có tiền thì ngồi quán cóc, kẻ đơn giản thì gọi ngay mấy quả trứng vịt lộn và xị đế thủ thỉ chuyện trò. Ngày ấy, những đường phố Pleiku đa phần chưa có đèn đường, đêm lép nhép tối tăm. Những con phố vắng tanh, ít ai ra đường. Mà phương tiện giao thông cũng chưa đông đúc, xe máy thôi vẫn còn ít, ô tô chỉ có ở cơ quan nhà nước mà chủ yếu là U oát làm phương tiện đi công tác.
Để giết thời gian và vợi nỗi buồn cô quạnh, đám thanh niên công sở thường gù nhau kiếm chai rượu mía, thứ rượu được sản xuất từ các nông trường mía và ngồi chay qua đêm. Bất chợt vang lên trong phố vắng đặc đen mưa gió tiếng rao của người đàn bà bán trứng vịt lộn. Tay cầm chiếc đèn chai mờ mờ leo lét trong rả rích mưa đêm, miệng rao như trút hồn vào bóng tối. Tiếng rao ấy trong đêm tịch mịch trầm lắng nghe văng vẳng nao nao buồn da diết. Có lẽ chỉ có tiếng rao ấy, nơi đường phố Pleiku mờ tối thời ấy, trong cái đêm khuya khoắt vắng lặng mới nhoi nhói bao nhiêu nỗi niềm! Những tiếng rao đêm vô tình khuấy động đánh thức phố đang chìm dưới những màn mưa phơ phất. Đó như là tiếng rao đặc trưng ngùi ngùi xa xót của xứ núi. Riêng Pleiku!
Những tiếng rao mưu sinh xuyên màn đêm, đội mưa gió lay lắt rong ruổi khắp mọi ngõ ngách phố buồn. Nó là một phần của đời sống Pleiku những ngày khốn khó. Những tiếng rao day dứt ấy làm nên những màn đêm Pleiku mờ ảo, hư thực, như một nét ma mị mê lầm giữa đêm lạnh phố núi quạnh hiu.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Rồi một ngày, đời sống tốt hơn, phố đêm sáng hơn, những tiếng rao đêm vô tình mất đất sống. Những tiếng rao đêm biến mất khỏi đêm. Cái buồn cô quạnh đã khác đi. Màn đêm thay những tiếng rao bằng âm thanh ô tô, xe máy, bằng ti vi, điện thoại di động, bằng email, chát chít... Quán xá cũng nhiều hơn. Người ngồi quán cũng nhiều hơn. Nhu cầu về những tiếng rao biến mất.
Ôi những tiếng rao một thời da diết não nề đêm mưa, chỉ còn ứa lên trong ký ức và trong những câu thơ tôi từng viết: “Đêm/Pleiku/Mưa rây tí tách/Gió gây gây rét/Đường thưa/Cây gãy/Lá rụng/Những người bán vịt lộn/Xách đèn hạt đỗ trên tay/Đi dưới đêm dày/Rao như rứt ruột.../Đêm đen đặc/Đêm sũng nước/Tiếng rao đơn côi/Trôi giữa đời/Phiêu dạt/Có một bà già rao đêm vắng biệt/Nhớ buồn mờ khu phố xưa!”. 
Tiếng rao đêm Pleiku một thời đã thành dĩ vãng. Nhưng, nó sẽ mãi rung ngân trong ký ức những ai đã từng trải qua bao màn đêm rí rắc mịt mùng bóng tối nơi Phố núi.
PHẠM ĐỨC LONG

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.