Ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát triển văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cuốn sách 'Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc' gồm 92 bài viết, bài phát biểu, bài nói, lược ghi, trả lời phỏng vấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Chiều 21.6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ VH-TT-DL và NXB Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp ra mắt cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cuốn sách mang những chỉ đạo toàn diện về văn hóa, được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra bằng tư duy lý luận sắc bén, thực tiễn phong phú, sự am hiểu tường tận và tình cảm đặc biệt.

Cuốn cẩm nang quý về văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuốn cẩm nang quý về văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ trì buổi lễ có ông Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư; ông Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL.

Cuốn cẩm nang quý về văn hóa

Cuốn sách gồm 92 bài viết, bài phát biểu, bài nói, lược ghi, trả lời phỏng vấn, thư... của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời gian 60 năm qua.

Trong đó, bài viết sớm nhất được viết năm 1968. Nội dung cuốn sách cho thấy sự quan tâm sâu sắc của Tổng Bí thư đối với việc xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam với các yếu tố truyền thống và hiện đại, bản sắc và hội nhập, tạo nguồn lực nội sinh và huy động sức mạnh của văn hóa, con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Nội dung của cuốn sách gồm 3 phần:

Phần thứ nhất: Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, gồm 19 bài phát biểu, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư; Hội nghị công tác tư tưởng - văn hóa toàn quốc, Hội nghị Tuyên giáo toàn quốc… Với những lập luận đầy đủ sức thuyết phục, những dẫn chứng phong phú và sinh động, Tổng Bí thư đã lý giải cụ thể nội hàm của khái niệm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phân tích vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng giải pháp để phát huy đầy đủ, toàn diện giá trị văn hóa.

Phần thứ hai: Phát triển toàn diện, đồng bộ để văn hóa thật sự là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước bền vững, tuyển chọn 73 bài phát biểu, bài viết, thư của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lĩnh vực văn hóa cũng như quá trình xây dựng, phát triển của các cơ quan văn hóa. Với thực tiễn phong phú và tư duy lý luận sắc bén, sự am hiểu sâu sắc về đặc trưng của từng loại hình văn hóa, Tổng Bí thư đã có những chỉ đạo toàn diện đối với lĩnh vực văn học, nghệ thuật, giáo dục đào tạo; khoa học công nghệ, báo chí xuất bản…

Phần thứ ba: Từ luận điểm văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thực tiễn cuộc sống, tuyển chọn 32 bài viết, trả lời phỏng vấn của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong nghiên cứu, học tập và triển khai, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, gắn với xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam.

Cuốn sách cũng tuyển chọn 90 bức ảnh tư liệu quý, ghi lại những hình ảnh của Tổng Bí thư trong các hoạt động văn hóa; các chuyến đi thăm, làm việc với các địa phương, các cơ quan, đơn vị trong ngành văn hóa; các buổi gặp văn nghệ sĩ, trí thức trên mọi miền Tổ quốc.

Ông Lại Xuân Môn, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo T.Ư, nhấn mạnh: "Cuốn sách của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có giá trị lý luận và thực tiễn quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam nói riêng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nói chung. Nội dung cuốn sách đồng thời khắc họa sâu sắc, sinh động một nhân cách văn hóa cao đẹp, giản dị, gần gũi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đây là cuốn cẩm nang quý về văn hóa của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".

Lan tỏa giá trị của cuốn sách, của nền văn hóa Việt Nam

PGS-TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc, Tổng biên tập NXB Chính trị quốc gia Sự thật, cho biết việc tổ chức biên tập, xuất bản cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhiệm vụ quan trọng, trách nhiệm lớn lao, đồng thời là niềm vinh dự của các cơ quan được giao nhiệm vụ, trong đó có NXB Chính trị quốc gia Sự thật. "Mỗi cuốn sách của đồng chí Tổng Bí thư đều đặt yêu cầu rất cao về tính chính xác, tính khoa học, tính chính trị", ông Lâm nói.

Cũng theo PGS-TS Vũ Trọng Lâm, việc sưu tầm, tuyển chọn T.Ư liệu, xây dựng đề cương, sắp xếp các bài viết được tiến hành song song với công tác biên tập để bảo đảm tiến độ xuất bản sách. Bản thảo được biên tập kỹ lưỡng, qua nhiều lần trình xin ý kiến Văn phòng Tổng Bí thư và Tổng Bí thư về cuốn sách.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng cho biết: "Bộ VH-TT-DL ý thức sâu sắc rằng cuốn sách có giá trị vô cùng to lớn, bởi đây không chỉ là sản phẩm trí tuệ, tâm huyết của riêng Tổng Bí thư, mà quan trọng hơn là một công trình khoa học có tính chất hệ thống, tập hợp những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo, những phát biểu, bài viết của người đứng đầu Đảng ta về bản chất và đặc trưng của văn hóa Việt Nam, về vai trò, sứ mệnh của văn hóa như nguồn lực nội sinh cho phát triển - sự gắn kết của văn hóa với kinh tế, chính trị, xã hội; về giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống và cách mạng, về phát triển văn hóa trong thời kỳ mới; ý nghĩa trung tâm của con người là chủ thể sáng tạo, đội ngũ văn nghệ sĩ giữ vai trò quan trọng của phát triển văn hóa; gắn với xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam; qua đó góp phần quan trọng làm giàu thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".

Phát biểu chỉ đạo tại lễ ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Trọng Nghĩa lưu ý các cơ quan tuyên giáo các cấp và cơ quan báo chí xuất bản thực hiện tốt 3 nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ nhất, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Bộ VH-TT-DL, Bộ TT-TT, NXB Chính trị quốc gia Sự thật và các cơ quan báo chí tập trung tuyên truyền, giới thiệu về nội dung cuốn sách đến đông đảo cán bộ, Đảng viên, các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực, phù hợp. Tổ chức biên dịch cuốn sách ra nhiều thứ tiếng, phát hành rộng rãi đến cơ quan đối ngoại trong và ngoài nước, phục vụ công tác thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Thứ hai, Ban Cán sự Đảng Bộ VH-TT-DL chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, Hội liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật Việt Nam và các hội thành viên, tổ chức cho các đơn vị và đội ngũ cán bộ, đảng viên, hội viên nghiên cứu quán triệt nội dung cuốn sách; tuyên truyền sâu rộng nội dung cuốn sách trong đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ cả nước và cụ thể hóa trong tổ chức triển khai nhiệm vụ. Hệ thống giáo dục toàn quốc tập trung nghiên cứu, xây dựng thành tài liệu học tập, nghiên cứu về văn hóa trên cơ sở nội dung cuốn sách.

Thứ ba, các chi bộ Đảng mở sinh hoạt chuyên đề nghiêm túc, hiệu quả về nội dung cuốn sách. Các cấp ủy, tổ chức Đảng, các cấp, các ngành, địa phương nghiên cứu, quán triệt, tổ chức triển khai các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null