Ra mắt bộ sách "Đại tướng Nguyễn Chí Thanh"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hướng tới tưởng niệm 50 năm ngày mất của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (6/7/1967-6/7/2017), ngày 30-6, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã ra mắt bộ sách “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh”.
 

Bộ sách “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh”.
Bộ sách “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh”.

Bộ sách gồm 3 cuốn: “Nguyễn Chí Thanh - Những góc nhìn từ hậu thế”, “Nguyễn Chí Thanh - Đại tướng nông dân” và “Những cánh thư ra Bắc vào Nam”.

"Nguyễn Chí Thanh - Những góc nhìn từ hậu thế" được chắt lọc, hệ thống lại từ các công trình nghiên cứu riêng của nhiều tác giả, trong đó có những góc nhìn chân thực của các nhà báo, nhà khoa học và cảm xúc của những nhà văn, nhạc sĩ. Cuốn sách có nhiều tư liệu mới, nhiều góc nhìn và phương pháp nghiên cứu mới. Các tác giả đã tiếp cận từ các vấn đề chứ không theo trật tự thời gian như truyền thống, để cho bạn đọc thấy nhiều góc nhìn về một Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Cuốn sách “Những cánh thư ra Bắc vào Nam”, với tiêu đề phụ “Chuyện về những bức thư của gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh”, là tập hợp đầy đủ lần đầu tiên 73 bức thư mà Đại tướng gửi gia đình và vợ con gửi cho Đại tướng (từ năm 1948 đến năm 1967) do TSKH. Vũ Công Lập chủ biên. Với mong muốn giúp thế hệ trẻ có được một cái nhìn khái quát về lối sống, suy nghĩ, tâm tư, tình cảm, sự nỗ lực vượt khó của các thế hệ trải qua khói lửa chiến tranh, đặc biệt là sự hy sinh thầm lặng của những người thân của Đại tướng.

Cuốn sách ảnh “Nguyễn Chí Thanh - Đại tướng nông dân” là hệ thống những tư liệu ảnh được khai thác, biên soạn công phu, giống như những câu chuyện kể bằng hình ảnh chứ không đơn giản chỉ là sắp xếp theo tuyến thời gian, thể hiện chân thực những hoạt động Đại tướng trong suốt sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Bộ sách “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh” bên cạnh việc khắc họa chân dung, cốt cách văn hóa của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, còn là nguồn tư liệu quý giá giúp thế hệ trẻ, những người sinh ra trong hòa bình, hiểu sâu sắc và chân thực về một thời kỳ chiến đấu anh dũng, hào hùng của cha ông, góp phần thôi thúc họ luôn sống với sự biết ơn và phấn đấu cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Theo Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.