Quy hoạch nâng công suất Cảng hàng không Liên Khương đến 2030 lên gấp 2,5 lần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giai đoạn 2021-2030, sân bay Liên Khương, tỉnh Lâm Đồng được quy hoạch là cảng hàng không quốc tế, có công suất 5 triệu hành khách/năm, tăng gấp 2,5 lần so với hiện tại.
Cảng hàng không Liên Khương (Lâm Đồng). (Ảnh (tư liệu): Huy Hùng/TTXVN)

Cảng hàng không Liên Khương (Lâm Đồng). (Ảnh (tư liệu): Huy Hùng/TTXVN)

Giai đoạn 2021-2030, sân bay Liên Khương, tỉnh Lâm Đồng được quy hoạch là cảng hàng không quốc tế, có công suất 5 triệu hành khách/năm, tăng gấp 2,5 lần so với hiện tại và 20.000 tấn hàng hóa/năm.

Tới năm 2050, công suất được nâng lên 7 triệu hành khách/năm và 30.000 tấn hàng hóa/năm.

Đây là nội dung mới được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt về việc Quy hoạch Cảng hàng không Liên Khương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quy hoạch này, vị trí, chức năng của Cảng hàng không Liên Khương trong mạng cảng hàng không, sân bay toàn quốc là cảng hàng không quốc tế; với tính chất sử dụng là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

Thời kỳ 2021-2030, Cảng hàng không Liên Khương là sân bay cấp 4E (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế-ICAO) và sân bay quân sự cấp 2.

Loại tàu bay khai thác là code C như A320/A321, code E như B747/B787/A350 và tương đương; phương thức tiếp cận hạ cánh là CAT II đầu 09 và giản đơn đầu 27.

Tầm nhìn đến năm 2050, Cảng hàng không Liên Khương được quy hoạch là sân bay cấp 4E và sân bay quân sự cấp II. Loại tàu bay khai thác là code C như A320/A321, code E như B747/B787/A350 và tương đương; phương thức tiếp cận hạ cánh: CAT II đầu 09 và giản đơn đầu 27.

Về quy hoạch các công trình dịch vụ hàng không, đối với nhà ga hành khách, thời kỳ 2021-2030, Cảng hàng không Liên Khương giữ nguyên nhà ga hành khách T1 công suất 2 triệu hành khách/năm, quy hoạch mới nhà ga hành khách T2 công suất khoảng 3 triệu hành khách/năm.

Tầm nhìn đến năm 2050, mở rộng nhà ga hành khách T2 để nâng tổng công suất toàn cảng đạt khoảng 7 triệu hành khách/năm; dự trữ đất phát triển khi có nhu cầu.

Đối với nhà ga hàng hóa, thời kỳ 2021-2030, Cảng hàng không Liên Khương được quy hoạch nhà ga hàng hóa và sân đỗ trên khu đất phía Đông khu hàng không dân dụng, diện tích khoảng 23.300 m2, đáp ứng công suất khoảng 20.000 tấn hàng hóa/năm.

Tầm nhìn đến năm 2050, cải tạo, mở rộng tại vị trí hiện hữu khi có nhu cầu để đáp ứng công suất khoảng 30.000 tấn hàng hóa/năm.

Trên cơ sở quy hoạch này, Bộ Giao thông Vận tải giao Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ quy hoạch theo quy định; chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan liên quan tổ chức công bố, quản lý và thực hiện quy hoạch.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng cập nhật nội dung quy hoạch vào các quy hoạch của địa phương; bố trí và bảo vệ quỹ đất phù hợp theo quy hoạch được duyệt.

Đối với diện tích đất dự kiến quy hoạch cho mục tiêu dài hạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng quản lý theo thẩm quyền, thuận lợi cho việc mở rộng cảng hàng không khi có nhu cầu.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.