Quy định về quản lý, bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu đường hàng không

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Nghị định số 93/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu đường hàng không. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 22-12-2022.


Nghị định quy định việc quản lý, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội tại cửa khẩu đường hàng không; khu vực cửa khẩu đường hàng không; trách nhiệm của các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có cửa khẩu đường hàng không; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu đường hàng không.

 Cảng Hàng không Pleiku, tỉnh Gia Lai. Ảnh: Đức Thụy
Cảng Hàng không Pleiku, tỉnh Gia Lai. Ảnh: Đức Thụy


Phạm vi khu vực cửa khẩu đường hàng không

Phạm vi khu vực cửa khẩu đường hàng không bao gồm các khu vực thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của người, phương tiện, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của hàng hóa, có ranh giới rõ ràng, được đặt biển báo theo quy định, bao gồm:

Khu vực nhà ga hành khách: khu vực thực hiện thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của người, phương tiện vận tải; khu vực thực hiện thủ tục hải quan; khu vực đảo hành lý; khu vực kho lưu giữ hàng hóa, hành lý ký gửi, hành lý thất lạc.

Khu vực nhà ga hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; kho hàng hóa xuất khẩu; kho hàng hóa nhập khẩu.

Khu vực sân đỗ tàu bay: khu vực tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực bãi chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

Khu vực khác liên quan hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của người; xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, phương tiện vận tải trong trường hợp chuyến bay quốc tế được cấp phép đến địa điểm không phải cảng hàng không.

Theo Nghị định, phạm vi khu vực cách ly xuất nhập cảnh nằm trong khu vực cửa khẩu đường hàng không được tính từ bục kiểm soát xuất cảnh đến cửa tàu bay và từ cửa tàu bay đến bục kiểm soát nhập cảnh.

Trường hợp tàu bay đỗ tại sân đỗ, không gian phía trong phương tiện vận chuyển hành khách từ cửa khởi hành đến cửa lên tàu bay xuất cảnh và từ cửa xuống tàu bay nhập cảnh đến cửa vào khu vực làm thủ tục nhập cảnh được coi là khu vực cách ly xuất nhập cảnh.

Dòng lưu chuyển hành khách, hành lý

Nghị định cũng quy định cụ thể dòng lưu chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý của hành khách tại cửa khẩu đường hàng không.

Theo đó, về dòng lưu chuyển hành khách, đối với hành khách nhập cảnh, hành khách khi xuống tàu bay thực hiện lần lượt theo trình tự thủ tục kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, thực vật mang theo (nếu có), thủ tục kiểm soát nhập cảnh, thủ tục hải quan.

Đối với hành khách xuất cảnh, hành khách thực hiện lần lượt theo trình tự thủ tục hàng không, thủ tục kiểm soát xuất cảnh, thủ tục hải quan và soi chiếu an ninh hàng không. Đối với hành khách quá cảnh, hành khách khi xuống tàu bay thực hiện lần lượt theo trình tự thủ tục kiểm dịch, kiểm tra soi chiếu an ninh hàng không.

Trong thời điểm xảy ra dịch bệnh, dòng lưu chuyển hành khách có thể được điều chỉnh theo các quy định phòng-chống bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế.

Về dòng lưu chuyển hàng hóa, hành lý của hành khách, đối với hàng hóa nhập khẩu, hành lý của hành khách nhập cảnh không đi cùng hành khách khi xuống tàu bay, thực hiện lần lượt theo trình tự thủ tục kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật), thủ tục hải quan.

Đối với hàng hóa xuất khẩu, hành lý của hành khách xuất cảnh không đi cùng hành khách, thực hiện lần lượt theo trình tự thủ tục kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật), thủ tục hải quan và soi chiếu an ninh hàng không.

Bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực cửa khẩu đường hàng không

Cụ thể, Nghị định quy định các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực cửa khẩu đường hàng không gồm: Tuần tra, kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; giám sát hoạt động của người, phương tiện tại khu vực cửa khẩu đường hàng không bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật; các biện pháp khác theo quy định của Luật Công an nhân dân, Luật An ninh quốc gia và pháp luật khác có liên quan.

Về biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh, Nghị định quy định gồm: Kiểm soát người vào, ra khu vực cách ly xuất nhập cảnh; tuần tra, kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh; giám sát hoạt động của người, phương tiện tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật; các biện pháp khác theo quy định của Luật Công an nhân dân, Luật An ninh quốc gia và pháp luật khác có liên quan.

Cũng theo Nghị định trên, trường hợp có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp cần áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt tại cửa khẩu đường hàng không theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an chủ trì, điều chỉnh luồng di chuyển hành khách phù hợp yêu câu bảo đảm an ninh, trật tự; bố trí lực lượng tuần tra, thiết lập chốt kiểm tra an ninh tại các vị trí cần thiết, giám sát toàn bộ khu vực cửa khẩu đường hàng không, đặt biển cấm, biển hạn chế hoạt động.

 

G.B
 

Có thể bạn quan tâm

Tại Quyết định này, UBND tỉnh công bố 15 thủ tục hành chính mới và 22 thủ tục bãi bỏ trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh.

Công bố 15 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực hoạt động xây dựng

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 40/QĐ-UBND công bố 15 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 22 thủ tục trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, Sở Giao thông-Vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.