Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho ý kiến về đầu tư xây dựng Cảng hàng không Lai Châu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dự án Cảng hàng không Lai Châu góp phần đảm bảo quốc phòng-an ninh trong công tác tuần tra, kiểm soát các vùng biên giới; phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn. Đây là dự án động lực quan trọng cần đầu tư giai đoạn 2021-2025, nhằm tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Lai Châu.

Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 7006/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về đầu tư xây dựng Cảng hàng không Lai Châu theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
Đề xuất giao cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án Cảng hàng không Lai Châu theo phương thức PPP.



Cụ thể, xét báo cáo của Bộ Giao thông-Vận tải về việc đầu tư xây dựng Cảng hàng không Lai Châu theo phương thức đối tác công tư, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu UBND tỉnh Lai Châu chủ động nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và khả năng huy động nguồn vốn đầu tư Cảng hàng không Lai Châu.

Sau khi Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch Cảng hàng không Lai Châu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt, UBND tỉnh Lai Châu thống nhất với Bộ Giao thông-Vận tải đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, giao UBND tỉnh Lai Châu là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án đầu tư Cảng hàng không Lai Châu theo phương thức đối tác công tư theo đúng quy định.

Trước đó, Cảng hàng không Lai Châu được Thủ tướng Chính phủ xác định trong Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23-2-2018 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với các chỉ tiêu định hướng đến giai đoạn 2030 là sân bay dân dụng cấp 3C và sân bay quân sự cấp III; công suất 0,5 triệu hành khách/năm; diện tích sử dụng đất là 167 ha, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 8.000 tỷ đồng, địa điểm đầu tư tại thị trấn Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.

Bộ Giao thông-Vận tải cũng đã có Tờ trình phê duyệt điều chỉnh tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét với các chỉ tiêu định hướng đến giai đoạn 2030 cụ thể như sau: công suất thiết kế dự kiến 0,5 triệu hành khách/năm; diện tích đất dự kiến 117,09 ha; ước chi phí đầu tư theo quy hoạch khoảng 4.350 tỷ đồng; địa điểm đầu tư tại thị trấn Tân Uyên (tỉnh Lai Châu).

 

G.B
 

Có thể bạn quan tâm

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

(GLO)- Mạng lưới giao thông kết nối đang được tỉnh Gia Lai quan tâm đầu tư, nhiều dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng đường đến vùng khó đang dần hoàn thiện mang đến cơ hội phát triển, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.