Bất động sản nhiều tín hiệu phục hồi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đó là nhận định của các chuyên gia tại diễn đàn 'Khơi thông nguồn cung bất động sản phía nam - Xu hướng đầu tư" do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam tổ chức.
Đến nay các doanh nghiệp bất động sản vẫn vô cùng khó khăn

Đến nay các doanh nghiệp bất động sản vẫn vô cùng khó khăn

Trên đà hồi phục

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam dự báo, thị trường trong thời gian tới quá trình phục hồi của thị trường bất động sản sẽ tiếp tục diễn tiến theo chiều hướng tích cực. Mọi sự chuyển biến sẽ diễn ra từ từ, ổn định dựa trên đà phục hồi và tích lũy trước đó, cùng với sự hậu thuẫn từ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa. Trong đó, căn hộ sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường. Tiếp đến là loại hình nhà, đất thổ cư khi các nhà đầu tư ngày càng chắc chắn hơn về triển vọng phục hồi của thị trường địa ốc sau khi trải qua quá trình "thăm dò".

Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Võ Tân Thành, đồng quan điểm khi phân tích, thị trường bất động sản với các động lực thúc đẩy từ chính sách và tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ được kỳ vọng sẽ chuyển động tích cực. Cụ thể, Chính phủ đã liên tiếp tổ chức hàng loạt hội nghị gặp gỡ, lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn. Gần nhất là hội nghị về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội vào tháng 3.2024 do Thủ tướng Chính phủ chủ trì.

Nhờ đó, thị trường bất động sản Việt Nam đang cho thấy những tín hiệu lạc quan, chủ yếu do một số yếu tố tích cực từ cả nền kinh tế đến các chính sách và xu hướng người tiêu dùng.

Thứ nhất là sự ổn định trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam là yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trường bất động sản năm 2024. Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu về nhà ở và các dự án đầu tư bất động sản thường gia tăng.

Thứ hai là Chính phủ đang tập trung mạnh mẽ vào việc đầu tư hạ tầng, tạo ra các khu vực mới phát triển. Điều này sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và người mua nhà, đồng thời tạo ra cơ hội lớn cho thị trường bất động sản.

Thứ ba là Việt Nam có dân số trẻ ngày càng gia tăng, cùng với sự tăng trưởng thu nhập, tạo ra một nhu cầu ngày càng cao về nhà ở. Điều này thúc đẩy sự phát triển của thị trường nhà ở thương mại, đặc biệt là các dự án nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ.

Thứ tư là môi trường đầu tư thuận lợi và chính sách mở cửa, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản.

"Trong bối cảnh hiện nay, khi mà thế giới và khu vực đang trải qua những biến động mạnh mẽ, việc khơi thông nguồn cung, cập nhật xu hướng và định hình chiến lược kinh doanh cho năm 2024 trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Chúng ta đang đứng trước cơ hội lớn để không chỉ phục hồi, mà còn để định hình lại thị trường, tạo dựng nền tảng vững chắc cho tương lai"- ông Thành nhận định.

Kỳ vọng vào các quy định mới

Ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Nhà ở và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) thông tin: Trong quý 1 cả nước có 10 dự án hoàn thành với quy mô khoảng 4.706 căn, số lượng dự án bằng 34,48 % so với quý 4/2023 và bằng 71,43% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó quý 1/2024 có khoảng 23.029 căn (bao gồm chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền). Trong đó chung cư 3.706 căn, nhà ở riêng lẻ 8.468 căn, đất nền 10.855 nền. Có thể thấy tỷ trọng tồn kho chủ yếu ở phân khúc bất động sản nhà ở riêng lẻ và đất nền của các dự án.

"Năm 2024 được nhận định vẫn khó khăn đối với ngành bất động sản Việt Nam. Tuy nhiên việc các bộ luật sớm có hiệu lực cơ bản sẽ giải quyết, tháo gỡ được những vướng mắc về pháp lý của các dự án. Đồng thời, có nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi, cùng với đó là các quy định rõ ràng, minh bạch hơn về quy định pháp lý so với trước đây", ông Hoàng Hải đánh giá.

Các chuyên gia, doanh nghiệp kỳ vọng thị trường sẽ sớm hồi phục

Các chuyên gia, doanh nghiệp kỳ vọng thị trường sẽ sớm hồi phục

Ngoài ra, ông Hải cũng cho rằng, sự hồi phục của thị trường sẽ sớm ổn định và tạo ra môi trường thuận lợi mới cho nhà đầu tư. Những hạn chế, vướng mắc về mặt thể chế sẽ được tháo gỡ thông qua việc ban hành mới cũng như sửa đổi, bổ sung ban hành mới nhiều luật, nghị định, thông tư trong nhiều lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực bất động sản.

Cùng với việc hoàn thiện thể chế, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã gấp rút rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp. Tổ công tác đã nhận được 138 văn bản báo cáo khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội và người dân liên quan đến 191 dự án bất động sản. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Tổ công tác, Bộ Xây dựng đã xem xét, phân loại và chuyển cơ quan và thẩm quyền xử lý. Tổ Công tác thể hiện quyết tâm của Quốc hội, Chính phủ, các địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thông qua hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả thực thi, góp phần giúp thị trường bất động sản vượt qua thách thức, có sự chuyển động tích cực, bước đầu lấy lại niềm tin cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.