Các nhà đầu tư bất động sản ở TP HCM đang đổ ra Hà Nội "săn" căn hộ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giá thị trường căn hộ, cùng phân khúc, tại Hà Nội và TP HCM đang lệch nhau khoảng 30%, có dòng sản phẩm tới 40% là một trong những lý do khiến nhà đầu tư "cá mập" ra Hà Nội mua bất động sản.

0Theo theo một báo cáo mới từ Công ty CP One Mount Real Estate (OneHousing), đơn vị cung cấp các dịch vụ bất động sản có trụ sở ở Hà Nội, vừa công bố, cho thấy các nhà đầu tư bất động sản đến từ TP HCM rất quan tâm đến phân khúc căn hộ ở Hà Nội, mức tăng hiện nay cao gấp 7,5 lần so với quý I/2021.

Ông Trần Quang Trung, Giám đốc phát triển Kinh doanh OneHousing, cho rằng thị trường bất động sản Hà Nội đang phục hồi nhanh hơn thị trường TP HCM. "Các nhà đầu tư thường không chờ đợi, thị trường nào tốt họ "nhảy" vào trước. Sau đó, mới tính tới chuyện xoay vòng, thị trường sẽ luôn có sự luân chuyển" - ông Trung nói.

Lý giải cho hiện tượng này, ông Trung cho biết do thị trường phía Nam 2 năm qua gần như "tê liệt". Đến nay, thị trường TP HCM mới bắt đầu khởi động lại nhưng chỉ ở một số phân khúc nhất định, chủ yếu là căn hộ.

Biểu đồ giá bán một dự án tại Hà Nội

Biểu đồ giá bán một dự án tại Hà Nội

Tuy nhiên, dù là sản phẩm sơ cấp hay thứ cấp, mặt bằng giá, nền giá của sản phẩm cùng phân khúc tại Hà Nội đều đang rẻ hơn TP HCM. Ví dụ, với giá thị trường căn hộ, cùng phân khúc, tại Hà Nội và TP HCM đang lệch nhau khoảng 30%, có những dòng sản phẩm tới 40%.

Theo ông Trung, nhà đầu tư bất động sản tại TP HCM ra Hà Nội đầu tư hiện chia thành 2 nhóm. Một là họ đi tìm các dự án thấp tầng đã hiện hữu của các chủ đầu tư uy tín để đầu tư. Đối với nhóm nhà đầu tư này, họ không tính đến việc đầu tư dài hơi mà chỉ khoảng 2 năm.

Thứ hai là nhóm nhà đầu tư chọn các dự án lớn, của chủ đầu tư có uy tín thương hiệu, đặc biệt là sản phẩm của các chủ đầu tư từng giúp họ sinh lời tốt tại thị trường TP HCM. Do đó, khi những chủ đầu tư này Bắc tiến, một lượng nhà đầu tư cũng theo dòng chảy này ra Hà Nội, đón đầu cơ hội đầu tư với dòng bất động sản cao cấp.

Áp lực nhất hiện nay của nhà đầu tư đó là giữ tiền mặt, vàng tăng giá, lạm phát cũng đang có chiều hướng tăng lên khiến các nhà đầu tư nghĩ rằng: "Tôi giữ tiền thì tôi đang dần mất tài sản".

Theo ông Trần Quang Trung, thứ tự ưu tiên của nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp là thanh khoản của dự án rồi mới đến lợi nhuận. "Hà Nội đang vào sóng với giá bán tăng "chóng mặt", nhưng mới chỉ là sự khởi đầu của một chu kỳ mới. Nhiều nhà đầu tư đã nhìn ra cơ hội khi Việt Kiều được mua nhà và có đầy đủ quyền như một công dân Việt Nam (theo Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực từ 1-1-2025)"- chuyên gia này nhìn nhận.

Có thể bạn quan tâm

Chờ sửa luật Đất đai

Chờ sửa luật Đất đai

Đó là tâm trạng của người dân và doanh nghiệp khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18, làm cơ sở sửa luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất.

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

null