Người dân Ia Rsươm góp sức làm đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với sự hưởng ứng của người dân, nhiều tuyến đường ở xã Ia Rsươm (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được mở rộng và bê tông hóa. Đây là tiền đề quan trọng để xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.
Tuyến đường ra khu sản xuất của người dân thôn Huy Hoàng và buôn Toát (xã Ia Rsươm) đã được đổ bê tông rộng 3,5 m. Ảnh: L.N

Tuyến đường ra khu sản xuất của người dân thôn Huy Hoàng và buôn Toát (xã Ia Rsươm) đã được đổ bê tông rộng 3,5 m. Ảnh: L.N

Cuối năm 2023, con đường bê tông dài 2,3 km, rộng 3,5 m được hoàn thành giúp người dân thôn Huy Hoàng và buôn Toát thuận tiện trong vận chuyển nông sản, vật tư nông nghiệp ra khu sản xuất. Cùng với nguồn vốn 3,1 tỷ đồng thuộc chương trình kiên cố hóa hạ tầng giao thông và kênh mương nội đồng, người dân đã đóng góp thêm ngày công, hiến đất, chặt bỏ một số cây điều, mì. Ông Phạm Văn Việt-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Huy Hoàng-cho biết: Để mở rộng và bê tông hóa con đường, ban nhân dân 2 thôn đã tuyên truyền, vận động người dân hiến đất giải phóng mặt bằng. Riêng gia đình ông đã tiên phong chặt 12 cây điều và hiến hơn 1.000 m2 đất. Sau khi thôn tổ chức cuộc họp để tuyên truyền, vận động, hơn 30 hộ dân có tuyến đường đi qua nương rẫy cũng đồng lòng hiến đất và tham gia ngày công. Năm nay, thôn Huy Hoàng đề ra kế hoạch làm hơn 2 km đường giao thông nông thôn. Hiện người dân đang chủ động giải phóng mặt bằng chờ nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước để triển khai.

Bà Lưu Thị Lẻ (thôn Huy Hoàng) cho hay: “Ngày trước, con đường này lầy lội, trơn trượt, đi lại ra khu sản xuất rất khó khăn. Khi Nhà nước có chủ trương làm đường, gia đình tôi hiến 700 m2 đất. Ngoài ra, gia đình đã tự nguyện chặt bỏ 25 cây điều để giải phóng mặt bằng”. Còn ông Rah Lan Gun (buôn Toát) thì chia sẻ: “Khi thôn có thông báo Nhà nước đầu tư kinh phí làm đường ra khu sản xuất, bà con ai cũng phấn khởi. Nhà tôi cũng đã hiến khoảng 800 m2 đất để làm đường”.

Hàng chục hộ dân thôn Huy Hoàng hiến đất, chặt bỏ cây điều để làm đường giao thông ra khu sản xuất. Ảnh: Lê Nam

Hàng chục hộ dân thôn Huy Hoàng hiến đất, chặt bỏ cây điều để làm đường giao thông ra khu sản xuất. Ảnh: Lê Nam

Năm 2022, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, UBND xã Ia Rsươm đã triển khai làm được 3 tuyến đường vào khu sản xuất với chiều dài hơn 2,6 km, tổng kinh phí gần 4 tỷ đồng. Năm 2023, từ nguồn vốn kiên cố hóa kênh mương, xã làm được hơn 2,3 km vào khu sản xuất buôn Toát và thôn Huy Hoàng với tổng kinh phí 3,1 tỷ đồng. Ngoài nguồn vốn của Nhà nước, người dân đã đóng góp ngày công tháo dỡ hàng rào, hiến gần 15.000 m2 đất và chặt bỏ cây trồng trên đất nhằm giải phóng mặt bằng.

Ông Rah Lan Baih-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Rsươm-chia sẻ: Với sự đồng thuận của người dân, nhiều tuyến đường được mở rộng và bê tông hóa. Đây là tiền đề quan trọng để xã tiếp tục hoàn thành các tiêu chí còn lại và phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.