Pleiku đầu tư ngầm hóa lưới điện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngầm hóa lưới điện gắn với việc cải tạo, chỉnh trang đô thị đang là mục tiêu mà UBND TP. Pleiku hướng đến để từng bước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng hiện đại, thông minh.

Công trình kè chống sạt lở suối Hội Phú (đoạn từ đường Nguyễn Tri Phương đến đường Nguyễn Trung Trực) đã tạo ra một không gian đô thị mới. Nhiều ngôi nhà mới mọc lên khang trang, hiện đại. Người dân rất phấn khởi khi được thụ hưởng không gian thoáng đãng, đường sá rộng rãi, quy hoạch bài bản. Quan trọng hơn, khu vực này không còn tình trạng dây điện câu nối tạm bợ, chằng chịt như mạng nhện, lâu ngày trở thành “rác trên không”.

Ông Trần Vũ (tổ 2, phường Hội Phú) cho biết: Việc ngầm hóa hệ thống điện sinh hoạt, điện chiếu sáng, dây cáp viễn thông, truyền hình làm cho bộ mặt đô thị gọn gàng, đẹp mắt hơn. Hình ảnh dây điện giăng mắc chằng chịt đã lùi vào quá khứ, thay vào đó là sự thông thoáng trên tuyến đường.

“Giờ đây, đường dây điện cùng hệ thống cáp viễn thông, ống cấp nước sinh hoạt đã được chôn ngầm dưới đất, các nhánh rẽ vào nhà dân được nối từ những tủ điện nhỏ gọn đặt trên vỉa hè. Chúng tôi hết sức ủng hộ việc ngầm hóa hệ thống lưới điện bởi điều này phù hợp với xu hướng phát triển của đô thị, giúp bộ mặt thành phố ngày càng sáng-xanh-sạch đẹp”-ông Vũ phấn khởi nói.

Đường D2 (suối Hội Phú) (đoạn từ đường Nguyễn Tri Phương-Nguyễn Trung Trực) được thiết kế hệ thống điện ngầm, các nhánh rẽ vào nhà dân được nối từ những tủ điện nhỏ gọn đặt trên vỉa hè tạo nên không gian thoáng. Ảnh: Minh Nguyễn

Đường D2 (suối Hội Phú) (đoạn từ đường Nguyễn Tri Phương-Nguyễn Trung Trực) được thiết kế hệ thống điện ngầm, các nhánh rẽ vào nhà dân được nối từ những tủ điện nhỏ gọn đặt trên vỉa hè tạo nên không gian thoáng. Ảnh: Minh Nguyễn

Thời điểm này, Dự án mở rộng đường Hoàng Văn Thụ (đoạn từ đường Hùng Vương đến đường Hai Bà Trưng) với kinh phí đầu tư hơn 19 tỷ đồng đang được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Pleiku triển khai thi công. Điểm đặc biệt của dự án này là ngoài việc mở rộng mặt đường thì đường điện sinh hoạt, hệ thống cáp viễn thông, điện chiếu sáng dọc tuyến được thiết kế ngầm dưới vỉa hè.

Theo dõi quá trình thi công cũng như biết được chủ trương ngầm hóa lưới điện của thành phố, ông Đặng Văn Thám (118 Hoàng Văn Thụ, phường Diên Hồng) rất đồng tình ủng hộ. Ông cho hay: “Điều này đồng nghĩa với việc hệ thống đường dây điện sinh hoạt, cáp viễn thông trông như mạng nhện lâu nay sẽ được tháo dỡ. Khi dự án hoàn thành, các trụ điện trên vỉa hè sẽ được tháo dỡ, TP. Pleiku không những sáng-xanh-sạch đẹp hơn mà còn giảm thiểu nguy cơ cháy nổ, mất an toàn lưới điện”.

Trao đổi về Dự án mở rộng đường Hoàng Văn Thụ, ông Hoàng Minh Nghĩa-Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Pleiku-cho biết: Hệ thống lưới điện và điện chiếu sáng trên đoạn tuyến này sẽ được thiết kế đi ngầm dưới vỉa hè, được lấy từ nguồn hạ áp từ các trạm biến áp đến tủ điện phân phối nối vào nhà dân. Trong đó, chiều dài hai bên đoạn Hùng Vương-Trần Phú là 272 m; đoạn Trần Phú-Hai Bà Trưng là 435 m. Tổng kinh phí đầu tư hơn 4,7 tỷ đồng.

Hệ thống đường điện trên đoạn tuyến này sau khi hoàn thành hạng mục hạ ngầm sẽ cắt hạ toàn bộ dây cũ, thu hồi cột điện giúp cảnh quan đô thị được cải thiện, đường phố khang trang hơn. Cùng với đó, công tác chỉnh trang, cải tạo vỉa hè được triển khai đồng bộ, không chỉ đem lại vẻ mỹ quan đô thị mà còn góp phần góp phần cải thiện môi trường sống cho người dân.

“Đây là đoạn tuyến phố trung tâm, có mật độ dân cư đông đúc nên chúng tôi đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, tránh ảnh hưởng việc kinh doanh của các hộ dân”-ông Nghĩa nhấn mạnh.

Sau khi dự án mở rộng đường Hoàng Văn Thụ hoàn thành, đường điện sinh hoạt, điện chiếu sáng dọc tuyến sẽ được thiết kế ngầm dưới vỉa hè. Ảnh: M.N

Sau khi dự án mở rộng đường Hoàng Văn Thụ hoàn thành, đường điện sinh hoạt, điện chiếu sáng dọc tuyến sẽ được thiết kế ngầm dưới vỉa hè. Ảnh: M.N

Không riêng đường Hoàng Văn Thụ, đường Quyết Tiến nối dài hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2023 (đoạn từ đường Đồng Tiến đến đường Sư Vạn Hạnh dài 430 m) cũng được thiết kế hệ thống đường điện ngầm với kinh phí hơn 4,2 tỷ đồng.

Ngoài ra, Dự án cấp điện sinh hoạt đường quy hoạch D2 (đoạn từ đường Nguyễn Tri Phương đến đường Nguyễn Trung Trực) được đầu tư hệ thống lưới điện ngầm, trạm biến áp vào năm 2022 với tổng mức đầu tư hơn 8,8 tỷ đồng.

Trao đổi với P. V, ông Đỗ Việt Hưng-Chủ tịch UBND TP. Pleiku-khẳng định: Ngầm hóa lưới điện là yêu cầu cần thiết để phát triển đô thị, góp phần xây dựng thành phố văn minh, an toàn và hiện đại, giúp diện mạo đô thị ngày càng ngăn nắp, sạch đẹp hơn. Do vậy, đối với các tuyến đường thực hiện theo quy hoạch mới, TP. Pleiku phấn đấu ngầm hóa lưới điện hoàn toàn. Còn các tuyến nội thị hiện trạng thì cố gắng hạ ngầm phù hợp vì kinh phí thực hiện rất cao so với đầu tư hệ thống điện trần.

“Đây là nỗ lực rất lớn của thành phố trong việc chỉnh trang đô thị, xây dựng cảnh quan môi trường-xanh-sạch-đẹp, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trên địa bàn; xây dựng TP. Pleiku theo hướng đô thị thông minh, “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”-Chủ tịch UBND TP. Pleiku nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
“Đánh thức” An Phú

“Đánh thức” An Phú

(GLO)- An Phú là cửa ngõ phía Đông của TP. Pleiku với tên đất, tên người thân quen gắn với bao đời. Tạo hóa ưu ái ban tặng cho vùng ven đô hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan hữu tình; đồng thời cũng là nơi in dấu những trầm tích văn hóa lịch sử.

“Còn chút gì để nhớ” với Biển Hồ

“Còn chút gì để nhớ” với Biển Hồ

(GLO)- Vì cảm cái dễ thương của đất và người phố núi, họa sĩ Đinh Nhật Tân đem lòng thương mến nơi này ngay lần đầu gặp gỡ. Chút tình “để nhớ để thương” của người nghệ sĩ đọng lại trong không gian của Lem coffee (169 Tôn Đức Thắng, TP. Pleiku) ở gần “mắt ngọc” Biển Hồ.
Đưa phong trào trồng cây thành nét đẹp văn hóa

Đưa phong trào trồng cây thành nét đẹp văn hóa

(GLO)- Để giữ màu xanh buôn làng, nhiều người ở Gia Lai đã thầm lặng gìn giữ và trồng thêm thật nhiều cây trên khắp các con đường, ngõ nhỏ. Họ đã góp phần đưa phong trào trồng cây trở thành nét đẹp văn hóa và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường trong cộng đồng.
Đổi thay làng Têng 1

Đổi thay làng Têng 1

(GLO)- Nhờ sự chung sức của hệ thống chính trị và người dân, làng Têng 1 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku) không ngừng đổi thay, khởi sắc. Hiện nay, làng đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đời sống của bà con ngày càng ấm no.

Pleiku đầu tư nguồn lực xây dựng phố xanh, hè thoáng

Pleiku đầu tư nguồn lực xây dựng phố xanh, hè thoáng

(GLO)- Bên cạnh huy động tối đa các nguồn lực đầu tư, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) cũng tranh thủ sự đồng thuận của người dân để hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị. Nhờ đó, phố phường thêm sáng-xanh-sạch-đẹp và hướng đến đô thị thông minh, thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.
Trạm sách 5S kết nối những người thích đọc

Trạm sách 5S kết nối những người thích đọc

(GLO)- Với mong muốn lan tỏa văn hóa đọc đến với mọi người, anh Vũ Văn Tuyền (SN 1989) đã xây dựng Trạm sách 5S tại số 79A đường Tôn Đức Thắng, phường Yên Thế, TP. Pleiku. Trạm mở cửa tất cả các ngày trong tuần, trở thành điểm đến kết nối những người thích đọc sách.
Từ làng Ốp nghĩ về phát triển du lịch cộng đồng

Từ làng Ốp nghĩ về phát triển du lịch cộng đồng

(GLO)- Từ lâu, làng Ốp (phường Hoa Lư, TP. Pleiku) là một trong những điểm đến quen thuộc của du khách khi đặt chân đến Gia Lai. Riêng tôi, mỗi lần có dịp về lại Pleiku-nơi gắn bó trong suốt những năm tháng tuổi trẻ, thế nào cũng ghé thăm ngôi làng văn hóa du lịch này cùng bao kỳ vọng.
Món ăn “gây thương nhớ” ở phố núi

E-magazineMón ăn “gây thương nhớ” ở phố núi

(GLO)- Trải nghiệm ẩm thực đặc trưng địa phương là phần không thể thiếu trong hành trình du lịch của mỗi người. Tại Pleiku, du khách có thể thưởng thức những món ăn “gây thương nhớ” đã tồn tại qua nhiều thập kỷ gắn liền với nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của vùng đất này.