Bảo tồn địa hình để tạo lập bản sắc đô thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều khách phương xa rất thích thú khi được lên xuống trên những con dốc dài giữa phố núi Pleiku. Địa hình đồi núi mang đến sự khác lạ về tầm mắt, thay đổi về cảm xúc và đầy thêm trải nghiệm về một vùng đất. Bản sắc ấy của đô thị cao nguyên đang được bảo tồn một cách đầy chủ ý.
Địa hình đồi núi đã tạo ra những con dốc dài thú vị ở Phố núi. Ảnh: L.P

Địa hình đồi núi đã tạo ra những con dốc dài thú vị ở Phố núi. Ảnh: L.P

Theo các nghiên cứu về địa lý, cao nguyên Pleiku có hình mái vòm, thấp dần từ phía Bắc đến phía Nam, đỉnh cao nhất là núi Hàm Rồng với độ cao 1.028 m. Xung quanh ngọn núi này là những đồi núi có độ cao trung bình 700-800 m so với mực nước biển và thấp dần đến 400 m. Đặc trưng đó đã làm nên địa hình dạng đồi lượn sóng của đô thị Pleiku với độ dốc phổ biến dưới 20 độ. Điều này đặt ra yêu cầu phát triển đô thị theo hướng hiện đại song vẫn giữ được bản sắc trong kiến trúc, quy hoạch.

Bản sắc chính là những đặc tính phân biệt đô thị đó với những đô thị khác. Tuy nhiên, có một thực tế từng được kiến trúc sư danh tiếng người Singapore William Lim chỉ ra: “Ở các nền kinh tế đang phát triển nhanh tại châu Á, nhiều nước đang trải qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về bản sắc, không có sự nhận dạng và sự địa phương hóa lãnh thổ”. Trong sự đối sánh đó, có thể nói, Pleiku may mắn được ban tặng những điều kiện lý tưởng về địa hình để xây dựng một đô thị có đường nét riêng biệt, dễ nhận diện và khắc nhớ. Vấn đề còn lại là con người tận dụng lợi thế ấy như thế nào để tạo lập bản sắc trong quá trình đô thị hóa.

Xoay quanh vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hà-Chủ tịch Hội Kiến trúc sư tỉnh từng nhận định: Xây dựng một đô thị hiện đại có vẻ dễ dàng hơn nhiều so với xây dựng một đô thị giàu bản sắc, có phong cách địa phương. Pleiku là đô thị được quy hoạch và xây dựng theo kiểu lý thuyết tầng bậc của châu Âu khá rõ nét. Sự nhấp nhô của địa hình được giữ nguyên khi xây dựng các lớp nhà cao thấp xen kẽ với rất nhiều cây xanh.

“Do vậy, khi quy hoạch và xây dựng TP. Pleiku, chúng ta phải triệt để khai thác và kế thừa các đặc trưng này, không san ủi mặt bằng, hạn chế tối đa việc chặt cây, tạo khuôn viên cảnh quan cho từng công trình, tạo các khoảng xanh thoáng cho từng khu phố, các khu dân cư. Khi xây dựng đường, vỉa hè cần bám theo độ dốc địa hình tự nhiên, nghiên cứu trồng các loại cây xanh trong đô thị phù hợp (ưu tiên nhất vẫn là cây thông) để trả lại đặc trưng vốn có cho Phố núi”-ông Hà đề xuất.

Trước đây, những diện tích đất đồi dốc tại trung tâm TP. Pleiku thường bị “ngó lơ” bởi khó thiết kế, tốn nhiều chi phí san ủi mặt bằng. Tuy nhiên, những năm gần đây, địa hình đồi dốc lại được tận dụng tối đa, trở thành lợi thế lớn của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ẩm thực, du lịch. Điển hình là các quán cà phê, quán ăn, homestay, farmstay mọc lên dày đặc trên các tuyến đường: Bùi Đình Túy, Tô Vĩnh Diện, Nguyễn Văn Cừ, Lê Thánh Tôn...

Từ cheo leo đồi cao, khách được phóng tầm mắt ra khung cảnh bao la thoáng đãng của thung lũng bên dưới, ngắm trọn cánh đồng và tưởng chừng có thể chạm tới mây sương Phố núi vào sáng sớm. Một chỗ ngồi rất “chill”, đậm đặc chất cao nguyên và có đủ mọi góc để... sống ảo.

Đất đồi dốc nay lại trở thành “đất vàng” trong mắt nhiều nhà đầu tư, nhất là khi không gian đô thị Pleiku đang phát triển mạnh mẽ theo hướng nương vào và tận dụng triệt để địa hình, cảnh quan tự nhiên để phát triển hạ tầng, tạo các tuyến cong tự nhiên chạy theo đồi núi, thung lũng.

Du khách thích thú thả bộ trên con dốc thoai thoải dẫn xuống thắng cảnh Biển Hồ (TP. Pleiku). Ảnh: Lam Nguyên

Du khách thích thú thả bộ trên con dốc thoai thoải dẫn xuống thắng cảnh Biển Hồ (TP. Pleiku). Ảnh: Lam Nguyên

Mới đây nhất, khi Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 27-2-2024 về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Pleiku đến năm 2045 thì bản sắc của đô thị cao nguyên càng có cơ hội định hình rõ nét. Theo đó, quyết định trên hướng tới mục tiêu xây dựng thương hiệu TP. Pleiku là “Thành phố cao nguyên xanh vì sức khỏe”; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; phát triển hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị, phát triển kinh tế-xã hội-môi trường bền vững.

Đặc biệt, trong nhiệm vụ lập quy hoạch, mục tiêu lâu dài là phát triển đô thị Pleiku bền vững, hiện đại, mang bản sắc địa phương; lấy chất lượng sống của cộng đồng dân cư làm nền tảng, hướng đến xây dựng TP. Pleiku trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Gia Lai và vùng Tây Nguyên. Trong tương lai không xa, Pleiku sẽ có vị trí quan trọng trong hệ thống đô thị quốc gia và có ảnh hưởng trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia.

Dù Pleiku có phát triển đến đâu, người ta vẫn nhớ mãi hình ảnh “anh khách lạ đi lên đi xuống” nơi “phố núi cao, phố núi đầy sương” như trong bài thơ của cố thi sĩ Vũ Hữu Định. Không quá lời khi có ý kiến cho rằng Vũ Hữu Định là người đã “đội vương miện cho TP. Pleiku”. Giữ bản sắc đô thị cao nguyên cũng chính là giữ gìn chiếc “vương miện” quý giá ấy.

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
“Đánh thức” An Phú

“Đánh thức” An Phú

(GLO)- An Phú là cửa ngõ phía Đông của TP. Pleiku với tên đất, tên người thân quen gắn với bao đời. Tạo hóa ưu ái ban tặng cho vùng ven đô hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan hữu tình; đồng thời cũng là nơi in dấu những trầm tích văn hóa lịch sử.

“Còn chút gì để nhớ” với Biển Hồ

“Còn chút gì để nhớ” với Biển Hồ

(GLO)- Vì cảm cái dễ thương của đất và người phố núi, họa sĩ Đinh Nhật Tân đem lòng thương mến nơi này ngay lần đầu gặp gỡ. Chút tình “để nhớ để thương” của người nghệ sĩ đọng lại trong không gian của Lem coffee (169 Tôn Đức Thắng, TP. Pleiku) ở gần “mắt ngọc” Biển Hồ.
Đưa phong trào trồng cây thành nét đẹp văn hóa

Đưa phong trào trồng cây thành nét đẹp văn hóa

(GLO)- Để giữ màu xanh buôn làng, nhiều người ở Gia Lai đã thầm lặng gìn giữ và trồng thêm thật nhiều cây trên khắp các con đường, ngõ nhỏ. Họ đã góp phần đưa phong trào trồng cây trở thành nét đẹp văn hóa và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường trong cộng đồng.
Đổi thay làng Têng 1

Đổi thay làng Têng 1

(GLO)- Nhờ sự chung sức của hệ thống chính trị và người dân, làng Têng 1 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku) không ngừng đổi thay, khởi sắc. Hiện nay, làng đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đời sống của bà con ngày càng ấm no.

Pleiku đầu tư nguồn lực xây dựng phố xanh, hè thoáng

Pleiku đầu tư nguồn lực xây dựng phố xanh, hè thoáng

(GLO)- Bên cạnh huy động tối đa các nguồn lực đầu tư, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) cũng tranh thủ sự đồng thuận của người dân để hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị. Nhờ đó, phố phường thêm sáng-xanh-sạch-đẹp và hướng đến đô thị thông minh, thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.
Trạm sách 5S kết nối những người thích đọc

Trạm sách 5S kết nối những người thích đọc

(GLO)- Với mong muốn lan tỏa văn hóa đọc đến với mọi người, anh Vũ Văn Tuyền (SN 1989) đã xây dựng Trạm sách 5S tại số 79A đường Tôn Đức Thắng, phường Yên Thế, TP. Pleiku. Trạm mở cửa tất cả các ngày trong tuần, trở thành điểm đến kết nối những người thích đọc sách.
Từ làng Ốp nghĩ về phát triển du lịch cộng đồng

Từ làng Ốp nghĩ về phát triển du lịch cộng đồng

(GLO)- Từ lâu, làng Ốp (phường Hoa Lư, TP. Pleiku) là một trong những điểm đến quen thuộc của du khách khi đặt chân đến Gia Lai. Riêng tôi, mỗi lần có dịp về lại Pleiku-nơi gắn bó trong suốt những năm tháng tuổi trẻ, thế nào cũng ghé thăm ngôi làng văn hóa du lịch này cùng bao kỳ vọng.
Món ăn “gây thương nhớ” ở phố núi

E-magazineMón ăn “gây thương nhớ” ở phố núi

(GLO)- Trải nghiệm ẩm thực đặc trưng địa phương là phần không thể thiếu trong hành trình du lịch của mỗi người. Tại Pleiku, du khách có thể thưởng thức những món ăn “gây thương nhớ” đã tồn tại qua nhiều thập kỷ gắn liền với nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của vùng đất này.