Quảng Nam: "Cãi lại cả làng", nông dân U40 bất ngờ lãi hàng trăm triệu mỗi năm nhờ chung thủy với loài hoa "nữ hoàng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau 14 năm theo đuổi niềm đam mê trồng hoa hồng ngoại, anh nông dân Từ Hiếu (36 tuổi, trú khối phố Quảng Lăng 3, phường Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đã trở thành ông chủ vườn hoa hồng trị giá bạc tỷ.

Yêu và chung thủy với "nữ hoàng" của các loài hoa


Vào những năm 2006, khi người dân trong vùng đã quay lưng với nghề trồng hoa hồng, thì anh Từ Hiếu lại quyết định chung thủy theo đuổi nghề này.

 

Anh Từ Hiếu (khối phố Quảng Lăng 3, phường Điện Nam Trung, TX Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) thành công với mô hình trồng hoa hồng ngoại.
Anh Từ Hiếu (khối phố Quảng Lăng 3, phường Điện Nam Trung, TX Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) thành công với mô hình trồng hoa hồng ngoại.


Dẫu biết trồng hoa hồng rất gian nan nhưng anh vẫn dành cho hoa hồng một niềm đam mê mãnh liệt. Anh quyết khăn gói ngược xuôi mọi miền của đất nước để học hỏi kinh nghiệm trồng hoa hồng, quyết tâm làm giàu từ nghề trồng hoa hồng.

"Khi ba vợ tôi bỏ trồng hoa hồng chuyển sang trồng hoa cúc thì tôi tiếp quản vườn hồng và tập trung trồng các loại hoa hồng ngoại. Vì còn non kinh nghiệm nên tôi chủ động tìm đến những vườn hoa hồng lớn ở miền Bắc, ở TP Đà Lạt, Bảo Lộc và tỉnh Đồng Tháp để học hỏi kỹ thuật trồng hoa hồng ngoại...", anh Hiếu bộc bạch.

Đến năm 2009, anh Từ Hiếu quyết định bỏ nghề xây dựng để dốc hết tâm huyết gầy dựng một vườn trồng hoa hồng ngoại tầm cỡ trong khu vực...

Ban đầu, anh Từ Hiếu nhập một số giống hồng ngoại về trồng trên diện tích khoảng 2.000 m2 và gặp không ít lần thất bại.

Bởi hoa hồng ngoại là loài hoa khó tính, khó trồng, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của miền Trung thì cây hoa hồng rất khó sinh trưởng. Dù lỗ vốn hơn 100 triệu đồng nhưng điều này cũng đã đem lại cho anh những bài học kinh nghiệm trồng hoa hồng có tính "xương máu".

 

Vườn hoa hồng ngoại của anh Hiếu rộng 4.000m2 với hàng nghìn cây hoa hồng ngoại các loại. Vườn hoa hồng ngoại tọa lạc tại phố Quảng Lăng 3, phường Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Vườn hoa hồng ngoại của anh Hiếu rộng 4.000m2 với hàng nghìn cây hoa hồng ngoại các loại. Vườn hoa hồng ngoại tọa lạc tại phố Quảng Lăng 3, phường Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.


Anh Hiếu nhập giống hồng ngoại xuất xứ từ hơn 10 nước như: Anh, Nhật, Mỹ, Đức, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…về để chăm sóc, nhân giống, thuần hóa cây ra hoa phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng miền Trung.
 

Mỗi năm anh nông dân Từ Hiếu (phố Quảng Lăng 3, phường Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) thu lãi 400 triệu đồng sau khi trừ mọi chi phí.
Mỗi năm anh nông dân Từ Hiếu (phố Quảng Lăng 3, phường Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) thu lãi 400 triệu đồng sau khi trừ mọi chi phí.


Đến nay, vườn hoa hồng ngoại của anh đã tăng lên 4.000m2, với khoảng 2.000 gốc hồng ngoại lớn và hàng nghìn cây hoa hồng, cây hoa hồng giống các loại.
 

Theo anh Từ Hiếu, thường xuyên cắt tỉa cành lá đồng loạt giúp kiểm soát tình trạng sâu bệnh hại trên cây hoa hồng và kích thích cây hoa hồng ra sai hoa.
Theo anh Từ Hiếu, thường xuyên cắt tỉa cành lá đồng loạt giúp kiểm soát tình trạng sâu bệnh hại trên cây hoa hồng và kích thích cây hoa hồng ra sai hoa.


Chia sẻ về lý do hoa hồng ngoại có giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần hồng nội, anh Từ Hiếu nói: "Là nữ hoàng của các loài hoa, hồng ngoại có đến hàng trăm loại với muôn sắc màu rực rỡ, kiểu cánh mới lạ, sang trọng, mùi hương cuốn hút và thơm lâu. Đặc biệt, hoa hồng ngoại có khoảng 70 loại sâu bệnh hại, khiến người trồng gặp rất nhiều khó khăn khi chăm sóc. Vì vậy, nếu nhà vườn không có biện pháp cứu chữa kịp thời thì hồng ngoại sẽ chết rất nhanh và dễ phá sản".

Lãi ròng 400 triệu đồng/năm nhờ trồng hoa hồng ngoại

Khi trồng hoa hồng ngoại thường gặp các bệnh như đốm đen, phấn trắng, mốc xám; bị sâu ăn lá, bọ trĩ, nhện đỏ, rệp, rầy, sùng…gây hại. Cách tốt nhất để phòng trừ là sử dụng các loại phân hữu cơ, phân sinh học, vệ sinh môi trường xung quanh và thường xuyên cắt tỉa cành lá.


 

 Các chế phẩm an toàn sinh học do anh Hiếu miệt mài nghiên cứu sản xuất để phòng trừ sâu bệnh trên cây hoa hồng.
Các chế phẩm an toàn sinh học do anh Hiếu miệt mài nghiên cứu sản xuất để phòng trừ sâu bệnh trên cây hoa hồng.



Anh Hiếu chia sẻ: "Bọ trĩ gây hại là điều mà người trồng hoa hồng ngoại sợ nhất. Bởi nó có khả năng kháng thuốc hóa học cao, phát triển mạnh và lây lan khiến cây hoa hồng chết nhanh. Sau một thời gian nghiên cứu thử nghiệm, tôi đã bào chế thành công các chế phẩm sinh học từ đậu nành, đậu phộng, bánh dầu, cám gạo, tôm cá…để áp dụng vào phòng bệnh và chữa bệnh trên cây hoa hồng...".

Ngoài ra, anh Từ Hiếu còn trồng xen canh loài hoa hồng có sức đề kháng cao với loài hoa hồng dễ mắc bệnh phấn trắng, bọ trĩ… để hạn chế sự lây lan và phát triển của mầm bệnh...

 

Từ những bông hồng “kiêu sa”, anh Hiếu chiết xuất thành tinh dầu, làm toner, trà, dầu gội...
Từ những bông hồng “kiêu sa”, anh Hiếu chiết xuất thành tinh dầu, làm toner, trà, dầu gội...
 Theo anh Từ Hiếu, giá trị của một cây hoa hồng ngoại không chỉ thể hiện ở màu sắc, hình dáng, hương thơm mà nó còn thể hiện ở độ tuổi của cây.
Theo anh Từ Hiếu, giá trị của một cây hoa hồng ngoại không chỉ thể hiện ở màu sắc, hình dáng, hương thơm mà nó còn thể hiện ở độ tuổi của cây.


Hoa hồng ngoại là loài cây ưa sáng, sinh trưởng mạnh trong điều kiện đất tơi xốp và thoát nước tốt. Cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng phương thức tưới phân nhỏ giọt, khoảng 10 ngày tưới 1 lần. Bên cạnh đó, việc cắt tỉa cành thường xuyên và đồng loạt sẽ vừa giúp cây liên tục ra hoa, vừa giúp người trồng kiểm soát tốt tình trạng sâu bệnh.

 

Tại vườn hoa của anh Hiếu có hàng nghìn cây hoa hồng ngoại lớn nhỏ. Giá bán cây hoa hồng ngoại dao động từ vài chục nghìn đến hàng chục triệu đồng được người chơi hoa khắp nơi tìm mua.
Tại vườn hoa của anh Hiếu có hàng nghìn cây hoa hồng ngoại lớn nhỏ. Giá bán cây hoa hồng ngoại dao động từ vài chục nghìn đến hàng chục triệu đồng được người chơi hoa khắp nơi tìm mua.


"Ba vườn hoa hồng của tôi có 500 giống hồng ngoại đã được thuần dưỡng thích nghi tốt với khí hậu, thổ nhưỡng của vùng đất Quảng Nam. Từ các biện pháp giâm, chiết, ghép cành tôi đã nhân thêm nhiều loại giống và tạo ra các kiểu dáng cây đa dạng theo ý muốn như: hồng leo, bán leo, dáng bụi, tree (thân gỗ, ghép gốc hồng tầm xuân với mắt ghép hồng ngoại)", anh Hiếu vui vẻ nói.

Tại vườn hoa Hiếu Hiền có hàng nghìn cây hoa hồng ngoại lớn nhỏ, giá cây hoa hồng ngoại dao động từ vài chục nghìn đến hàng chục triệu đồng được người chơi hoa khắp nơi tìm mua.

Đặc biệt, có những cây hoa hồng ngoại tuổi đời trên 10 năm giá bán hơn 40 triệu đồng nhưng anh Hiếu quyết chưa bán. Bởi giá trị của một cây hoa hồng ngoại không chỉ thể hiện ở màu sắc, hình dáng, hương thơm mà nó còn thể hiện ở độ tuổi của cây.

Khi công việc trồng hoa hồng ngoại đã trở nên "quen tay", anh Hiếu nhận thi công cảnh quan sân vườn, cây kiểng, thiết kế kiểu dáng vườn hoa hồng ngoại cho nhiều khách "sộp", khu biệt thự, resort ở TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và nhiều tỉnh thành lân cận.

Bên cạnh đó, để tạo ra một hướng đi khác so với nhiều nhà vườn, anh Hiếu dày công chế tạo các dòng sản phẩm thiên nhiên từ cánh hoa hồng như: toner, tinh dầu, trà, dầu gội…được nhiều người tin dùng và ủng hộ.


 

Bên cạnh việc chăm sóc vườn hồng, anh Hiếu còn nhận thi công cảnh quan sân vườn, cây kiểng, thiết kế kiểu dáng vườn hoa hồng ngoại.
Bên cạnh việc chăm sóc vườn hồng, anh Hiếu còn nhận thi công cảnh quan sân vườn, cây kiểng, thiết kế kiểu dáng vườn hoa hồng ngoại.


Với vườn hoa hồng ngoại lớn nhất nhì khu vực, mỗi năm anh Hiếu thu lãi 400 triệu đồng sau khi trừ mọi chi phí. Thêm vào đó, công việc tư vấn và thiết kế cảnh quan sân vườn, sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên từ hoa hồng, sản xuất các loại chế phẩm sinh học cũng đem lại cho anh nguồn kinh tế lớn.

Nhờ đó, anh Từ Hiếu (phố Quảng Lăng 3, phường Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê nhà, tiếp thêm động lực để thế hệ trẻ tự tin khởi nghiệp.

 

http://https://danviet.vn/quang-nam-cai-lai-ca-lang-nong-dan-u40-bat-ngo-lai-hang-tram-trieu-moi-nam-nho-chung-thuy-voi-loai-hoa-nu-hoang-20201128120555021.htm

Theo Tuyết Nhung - Trần Hậu (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.