Cà phê, tiêu, điều và điện mặt trời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tây nguyên đang đối mặt với khủng hoảng thừa điện mặt trời, nhiều hệ thống phải giảm phát khiến nhà đầu tư thua lỗ. Nhìn cảnh này lại nhớ đến vấn nạn được mùa mất giá, chặt trồng - trồng chặt của bà con nông dân trước đây mà cám cảnh.

Là nước nông nghiệp hàng đầu thế giới nhưng nhiều thập kỷ, người nông dân cứ luẩn quẩn với cây - con, trồng - chặt mà hệ quả lớn nhất của nó là những đợt giải cứu nông sản liên miên, kéo dài cho đến tận bây giờ. Đó cũng là lý do dù xuất khẩu gạo, tiêu, điều, cà phê... có số má trên bản đồ nông nghiệp toàn cầu nhưng người nông dân trong nước vẫn nghèo. Một ngành nông nghiệp thiếu chiến lược sản xuất và tiêu thụ khiến các sản phẩm chủ lực quốc gia nuôi trồng xong không biết bán cho ai chính là nguyên nhân của tình trạng này. Bà con cứ thấy thị trường mua cây gì, con gì thì lao theo trồng cây đó, nuôi con đó. Nhưng nuôi trồng đến ngày thu hoạch thì... nhu cầu thị trường đã chuyển sang cây khác, con khác. Thế là lại chặt cây, đổi vật nuôi. Vòng luẩn quẩn chặt trồng - trồng chặt; được mùa mất giá... tiếp tục.

Khủng hoảng thừa điện mặt trời ở Tây nguyên nói riêng và VN nói chung nhìn bề ngoài và kết cục cũng tương tự nhưng động cơ thì khác nhau. Tuần trước, nhiều người bất ngờ khi Tập đoàn Trung Nam bán 49% cổ phần tại Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc có vốn đầu tư 5.000 tỉ đồng cho Công ty CP kỹ thuật công nghiệp Á Châu (ACIT). Nói bất ngờ bởi Trung Nam đã rất tâm huyết với mảng năng lượng tái tạo.

Tập đoàn này là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên đầu tư hạ tầng truyền tải điện, góp phần quan trọng khi giải tỏa công suất lưới điện cho khu vực Ninh Thuận và các tỉnh duyên hải nam Trung bộ nói chung. Dù chính chủ không tiết lộ nhưng thông tin được nhiều báo đưa tin cho biết giá của thương vụ này khoảng 200 triệu USD. Có nhiều đồn đoán rằng bán vì lời, cũng có ý kiến bán vì nhà đầu tư lo ngại tình trạng quá tải và các chính sách giảm tải trong thời gian tới có thể còn mạnh tay hơn. Chưa biết lý do tập đoàn này bán vì sao nhưng đây không phải trường hợp cá biệt.

Trước đó, năm 2020, một số dự án điện gió, điện mặt trời đã được các nhà đầu tư VN chuyển nhượng một phần, hoặc toàn bộ dự án dưới hình thức liên doanh, bán cổ phần... cho các nhà đầu tư đến từ Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Singapore, Ả Rập Xê Út... khiến dư luận dấy lên sự lo ngại về an ninh năng lượng. Ngay sau đó, đại diện Cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo đã trấn an rằng hoạt động này là hoạt động bình thường trong cơ chế thị trường và được quy định trong luật Đầu tư.

Soi báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có đầu tư điện mặt trời cũng thấy lợi nhuận từ kênh này là khá lớn. Ở đâu có thóc, ở đó có bồ câu, cũng là điều dễ hiểu. Thế nhưng điều đáng nói ở đây chính là vấn đề quy hoạch. Nếu nông nghiệp rơi vào vấn nạn trồng - chặt vì thiếu chiến lược, thiếu quy hoạch có tầm nhìn thì quy hoạch điện của chúng ta không thiếu. Có điều, quy hoạch một đằng, thực tế vượt rào một nẻo. Tính đến cuối năm 2020, công suất thực tế đã vượt quá 12 lần so với quy hoạch. Đến đầu năm 2021, EVN đã phải lên tiếng vì nỗi lo thừa điện và việc giảm phát luân phiên bắt buộc phải thực hiện do đường truyền quá tải. Nếu logic các vấn đề, phải chăng sang nhượng các dự án năng lượng tái tạo đang trở thành một thị trường béo bở nên nhà đầu tư tìm mọi cách để được phê duyệt dự án để bán lại kiếm lời?

Nhưng điện không phải là tiêu, điều, cà phê... để không thích thì chặt bỏ. Không chỉ là mặt hàng thiết yếu, nó còn là an ninh năng lượng. Nếu chúng ta không kiểm soát chặt chẽ để lành mạnh hóa thị trường thì một chủ trương tốt của Chính phủ có thể sẽ bị ảnh hưởng lớn và hệ lụy của nó thì rất khó để đong đếm.

Theo NGUYÊN KHANH (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Triển vọng rõ ràng

Triển vọng rõ ràng

Bên lề hội nghị Fitch On Vietnam 2024 diễn ra cuối tháng 8 vừa qua, người viết đã có cuộc phỏng vấn các quản lý khu vực của Hãng đánh giá tín nhiệm tín dụng Fitch Ratings.
Chiến dịch thần tốc và kỷ lục

Chiến dịch thần tốc và kỷ lục

Sáng 29.8 vừa qua, đường dây tải điện 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) đã được khánh thành - ghi dấu mốc kỷ lục không chỉ của ngành điện mà hơn hết là dấu ấn sức mạnh tổng lực toàn quân, toàn dân "biến những điều không thể thành có thể".
'Xây tổ' cho ngành du lịch

'Xây tổ' cho ngành du lịch

Những ngày cuối tháng 8 này, Việt Nam đã đón đoàn du khách 4.500 người thuộc một tập đoàn dược phẩm Ấn Độ đến tham quan, vui chơi tại Hà Nội, Hạ Long, Ninh Bình. Đây là sự kiện phấn khởi của ngành du lịch nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Chế định đặc xá thể hiện rõ quan điểm, chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Nhà nước ta

Chế định đặc xá thể hiện rõ quan điểm, chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Nhà nước ta

Những năm qua, nhiều đợt đặc xá lớn do Chủ tịch nước quyết định đã được tiến hành nhân các sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước, tạo điều kiện cho hàng chục nghìn người có quá trình cải tạo, lao động, học tập tốt sớm trở về tái hòa nhập với cộng đồng, xã hội và từng bước làm lại cuộc đời.

Đừng tạo cơ hội cho sai phạm

Đừng tạo cơ hội cho sai phạm

Việc Bộ GD-ĐT dự kiến tăng tỷ lệ xét tốt nghiệp THPT bằng kết quả học bạ 3 năm THPT gây bất ngờ với dư luận xã hội, nhưng những người "trong cuộc" đã lờ mờ nhận ra kỳ thi này có thể không còn một mục tiêu duy nhất như tên gọi của nó.
Khóc - cười, đỗ - trượt

Khóc - cười, đỗ - trượt

Gần 1.600 học sinh dự thi lớp 10 năm học 2024-2025 của tỉnh Thái Bình bị sai điểm vì một lỗi hết sức ngớ ngẩn là Hội đồng chấm thi Sở GD&ĐT Thái Bình thực hiện sai quy trình hồi phách bài thi tự luận.
Choáng với giá thuê mặt bằng

Choáng với giá thuê mặt bằng

Sau 7 năm hoạt động, quán cà phê Starbucks Reserve có vị trí đắc địa nhất TP.HCM của thương hiệu này bất ngờ thông báo sẽ đóng cửa từ ngày 26.8. Nguyên nhân chính được cho là do tiền thuê mặt bằng cao ngất ngưởng.
Chuyện 'Tái ông thất mã' ở Bệnh viện K

Chuyện 'Tái ông thất mã' ở Bệnh viện K

Vụ bê bối ở Bệnh viện K bùng nổ sau clip của chị Đậu Thanh Tâm phản ánh mỗi lần bệnh nhân xạ trị tại đây phải mất 200.000 đồng. Đây là vấn đề nhức nhối, đã râm ran từ lâu nên dư luận lập tức "nổi sóng" với những phản ứng cực kỳ gay gắt.