Những ngọn đèn cho tăng trưởng xanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tài chính xanh là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong hành trình xây dựng kinh tế xanh. Tài chính xanh là nguồn lực, không có nguồn lực không thể thực hiện được mục tiêu. Nhưng muốn có được nguồn lực, điều tiên quyết cơ sở pháp lý phải hoàn thiện, rõ ràng.

Đến nay, chúng ta mới xây dựng được các chiến lược phát triển xanh mang tính định hướng chung, trong khi chính sách cụ thể cho từng lĩnh vực hầu như chưa có.

Những chính sách định hướng chung, gồm Luật Bảo vệ môi trường 2020, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2025; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050; Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia; Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam…

Cụ thể hơn trong các lĩnh vực cũng mới có Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình hành động quốc gia về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí mê-tan của ngành GTVT; Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030…

Trong bối cảnh đó, quyết định của Ngân hàng Nhà nước được đánh giá cao khi cụ thể hóa được nhiều nội dung, gỡ được nhiều nút thắt về quy định để các tổ chức tín dụng có thể tự tin, chủ động hơn, “tăng tốc” cung cấp tài chính xanh cho doanh nghiệp. Dù vậy, đó cũng mới chỉ một lĩnh vực, rõ ràng chưa đủ với mục tiêu tăng trưởng xanh của chúng ta.

Mới đây, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) khuyến nghị Việt Nam phát triển khung pháp lý cho chuyển đổi xanh, tận dụng kinh nghiệm, kiến thức quốc tế để không bị chệch hướng hay lãng phí nguồn lực xã hội. EuroCham mong muốn và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong những nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi xanh, nhất là trong các lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo, giao thông xanh, tài chính xanh...

Dù đánh giá cao những cam kết mạnh mẽ và một số kết quả bước đầu của Việt Nam trong thực hiện chuyển đổi xanh, song EuroCham cũng cho rằng Việt Nam còn thiếu những khung pháp lý quy định về phát triển kinh tế xanh cho từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể.

Tại TPHCM, Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM đã cho phép thành phố được thực hiện thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon; đề án kiểm soát khí thải giao thông; phát triển điện áp mái tòa nhà công sở; ưu tiên/ưu đãi nhà đầu tư chiến lược trong phát triển năng lượng sạch, pin công nghệ mới. Dù vậy, đến nay những việc này vẫn chỉ đang ở bước bàn luận.

Trong khi chúng ta còn loay hoay xây dựng các chính sách, quy định, tiêu chí, thì thế giới (đặc biệt thị trường Mỹ và châu Âu) đã nhanh chóng dựng lên những hàng rào dày đặc bằng những bộ tiêu chí riêng của họ.

Từ tiêu chuẩn khí thải carbon; quy định về bao bì; hàng loạt tiêu chuẩn về hóa chất như REACH; quy định về nguồn gốc bền vững; luật về chất lượng và an toàn sản phẩm; thuế carbon… và mạnh mẽ nhất là CBAM - trước tiên đánh vào các ngành có mức phát thải cao như sản xuất thép, nhôm, xi măng, phân bón, điện năng và từng bước mở rộng ra lĩnh vực khác trong tương lai. Không đáp ứng được hàng loạt tiêu chuẩn nói trên, hàng hóa của Việt Nam chỉ biết “đứng bên ngoài” những thị trường lớn này.

Mục tiêu Net Zero - phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 là đích đến, đã được đặt ra rõ ràng và rất quyết tâm. Tuy nhiên, con đường để đi đến đích còn rất xa, không chỉ cần lòng quyết tâm là thực hiện được.

Con đường đó cần được soi tỏ bởi những ngọn đèn sáng, là khung pháp lý vững chắc, là các bộ tiêu chí rõ ràng, khoa học để các chủ thể cùng yên tâm thực hiện, đó là việc không thể chần chừ.

Theo KHÁNH CHÂU (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Rối bời vì quy định mông lung

Rối bời vì quy định mông lung

Suốt 2 ngày sau khi Thông tư về quy chế tuyển sinh THCS, THPT được Bộ GD-ĐT ban hành, phụ huynh hốt hoảng, đứng ngồi không yên vì quy định chấm dứt hoàn toàn việc thi hay đánh giá năng lực vào lớp 6. Rồi ngay sau đó, Bộ lại ra văn bản giải thích… vẫn cho các trường đặc thù thực hiện như trước.

Chung đúc ý Đảng, lòng Dân

Chung đúc ý Đảng, lòng Dân

Cả nước đang sôi sục chuyển mình theo lời hiệu triệu khẩn thiết của Trung ương Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm. Một cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đi đôi với những giải pháp quyết liệt thúc đẩy cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.

Phản bác luận điệu xuyên tạc công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Phản bác luận điệu xuyên tạc công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Nghị quyết số 36-NQ/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài Chỉ thị 45/CT-TW tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác người VN ở nước ngoài trong tình hình mới...