Bước tiến mới trong hành trình tri thức

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Năm học 2024 - 2025 không chỉ mang ý nghĩa của một sự khởi đầu mà còn đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử giáo dục VN khi chính thức khép lại chương trình GDPT 2006, mở ra một chương mới cho chương trình GDPT 2018 thực hiện 5 năm qua.

Chương trình GDPT 2006 đã đồng hành cùng học sinh (HS) VN trong gần 2 thập niên qua, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp kiến thức cơ bản và kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên, với những thay đổi nhanh chóng của xã hội và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục, chương trình 2006 đã dần bộc lộ những hạn chế, đặc biệt là việc nặng về lý thuyết, thiếu tính ứng dụng thực tiễn và cập nhật những đổi mới của thời đại.

Để đáp ứng những thách thức mới, chương trình GDPT 2018 đã ra đời, mang theo những cải tiến quan trọng và toàn diện. Trong thời đại hiện nay, khi trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển mạnh mẽ và vượt bậc, việc tiếp cận kiến thức đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Nhờ vào công nghệ, HS có thể tìm kiếm thông tin chỉ với một thao tác click chuột. Do đó, trọng tâm của giáo dục không còn nằm ở việc truyền tải kiến thức một cách thụ động mà chuyển sang phát triển kỹ năng sống và khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn. Chương trình GDPT 2018 đã nhận thức sâu sắc về điều này, từ đó đặt mục tiêu giúp HS không chỉ biết mà còn hiểu và ứng dụng những gì mình học vào cuộc sống hằng ngày.

Trong hành trình này, người thầy cần định vị mình là người hướng dẫn, giúp HS rèn luyện khả năng tư duy, giải quyết vấn đề và sáng tạo - những kỹ năng không thể thay thế bởi máy móc. Chính những năng lực này mới là hành trang cần thiết để HS có thể tự tin bước vào tương lai, đối mặt với những thách thức của thời đại công nghệ số.

Chương trình 2018 đòi hỏi HS phải chủ động học tập và khát khao chiếm lĩnh tri thức để phục vụ cho tương lai của chính mình và đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Các em cần có ý thức chủ động vận dụng tri thức được học vào cuộc sống hằng ngày, từ gia đình đến cộng đồng. Chính các em trở thành trung tâm của quá trình giáo dục với mục tiêu học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình như một lời khẳng định về sự bất diệt của việc học.

Với những yêu cầu mới từ chương trình GDPT 2018, vai trò của phụ huynh cũng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Cha mẹ không chỉ hỗ trợ về mặt tài chính mà còn là người bạn lớn của các con. Sự đồng hành của quý phụ huynh trong hành trình giáo dục sẽ tiếp thêm động lực và tinh thần để con trẻ có nhiều cơ hội học tập và rèn luyện, phát triển tối đa tư duy, rèn luyện năng lực và vận dụng hiệu quả kiến thức được học vào đời sống.

Năm học 2024 - 2025 sẽ là một hành trình đầy thú vị và thách thức, cũng là cơ hội để cả xã hội cùng chung tay kiến tạo một nền giáo dục hiện đại. Hành trình đổi mới giáo dục phía trước chắc chắn sẽ đầy gian lao nhưng cũng đong đầy ngọt ngào, hạnh phúc khi chúng ta nhìn thấy sự trưởng thành và thành công của HS. Chính cái tâm của người thầy - lòng yêu nghề, sự tận tâm với học trò - sẽ là chìa khóa giúp giáo dục VN tiến bước vững chắc trên con đường phát triển và hội nhập.

Phạm Lê Thanh (*)

(*) Giáo viên Trường THPT Nguyễn Hiền, Q.11, TP.HCM

Có thể bạn quan tâm

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.