Trước những khó khăn về tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong giai đoạn 2022-2023 khi dự kiến lỗ luỹ kế lên tới 99.000 tỉ đồng, EVN đã đề xuất Chính phủ phương án tăng giá điện bán lẻ bình quân để bù đắp các chi phí và các hợp đồng tín dụng tránh bị liệt vào diện nợ xấu.
Bộ trưởng Công Thương đề nghị việc điều chỉnh giá điện cần phải được tính toán, đánh giá, cân nhắc đầy đủ tác động đến lạm phát, đời sống người dân và điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ...
Theo Quyết định 02/2023 về khung giá bán lẻ điện bình quân vừa được Chính phủ ban hành, từ ngày 3-2, giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu tăng 220 đồng/KWh và tối đa tăng 538 đồng/KWh, tương đương tỉ lệ tăng lần lượt là 13,7% và 28,2%. Đây chỉ là cơ sở cho các đơn vị, cơ quan liên quan xem xét, hiệp thương để đưa ra mức tăng riêng cho từng khu vực tiêu dùng.
(GLO)- Dự kiến ngày 29-11-2022, tổng sản lượng điện của Công ty Thủy điện Ialy đạt 100 tỷ kWh, trong đó, Thủy điện Ialy đạt 75 tỷ 513 triệu kWh, Thủy điện Sê San 3: 19 tỷ 214 triệu kWh và Thủy điện Pleikrông là 5 tỷ 273 triệu kWh. Đây là sự kiện đáng nhớ, ghi dấu cột mốc đặc biệt trong hành trình hơn 22 năm xây dựng và phát triển của đơn vị.
(GLO)- Theo ông Đặng Văn Tuần-Giám đốc Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak, chuyển đổi số đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tiết kiệm nhân lực, thời gian, nâng cao năng suất lao động.
Dự thảo quyết định thay thế Quyết định 24 của Thủ tướng về quy định cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân đưa ra nội dung đề xuất cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tự quyết tăng giá bán lẻ điện bình quân ở mức 1%-5%, tức nới rộng quyền hơn so với mức 3% đến dưới 5% trước đây.
Vừa kêu lỗ 16.586 tỉ đồng tháng trước, tháng này một Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đề nghị “cho phép điều chỉnh giá bán lẻ điện một cách kịp thời“.
Có ít nhất 4 dự án điện gió đã hoàn thành xây dựng, lắp đặt và có chứng nhận nghiệm thu hoàn thành công trình trước ngày 31-10-2021, có giấy phép hoạt động điện lực, đã hòa lưới trên hệ thống điện quốc gia và được ghi nhận trên dữ liệu điện tử của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
(GLO)- Đến ngày 31-12-2021, Công ty Thủy điện Ialy sản xuất được 5,269 tỷ kWh điện, đạt 107,4% kế hoạch do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao. Trong đó, Thủy điện Ialy là 3,572 tỷ kWh; Sê San 1,232 tỷ kWh và Pleikrông 465 triệu kWh.
Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN và các đơn vị điện lực thường xuyên theo dõi tăng trưởng phụ tải điện, theo dõi các điều kiện vận hành hệ thống thị trường, cũng như đảm bảo vận hành và cung cấp điện.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã đề nghị các địa phương kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật (nếu có) của các cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện phát triển điện mặt trời. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Bộ Công Thương vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra với Thủ tướng Chính phủ.
Do phần lớn các dự án bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 dẫn đến chậm tiến độ, các địa phương và doanh nghiệp đã kiến nghị Bộ Công Thương gia hạn giá FIT (giá mua điện ưu đãi, cố định trong 20 năm).
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận về nguy cơ bị phạt hợp đồng lên đến 5.000 tỉ đồng nếu dự án đường dây 500 kV chậm tiến độ.