Chiến dịch thần tốc và kỷ lục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sáng 29.8 vừa qua, đường dây tải điện 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) đã được khánh thành - ghi dấu mốc kỷ lục không chỉ của ngành điện mà hơn hết là dấu ấn sức mạnh tổng lực toàn quân, toàn dân "biến những điều không thể thành có thể".

Khởi công tháng 1.2024, dự án dài 519 km, đi qua 9 tỉnh từng phải đối mặt với vô vàn khó khăn do khối lượng công việc, thiết bị, nhân lực quá lớn trong điều kiện thời tiết bất lợi "túi mưa", "chảo lửa" của miền Trung - mà ngay cả những người trong ngành cũng từng nghĩ không thể hoàn thành đúng hạn.

Khó khăn tạo ra thử thách, song quyết tâm làm nên thắng lợi! Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao, các chính sách đột phá từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự vào cuộc không chỉ của chủ đầu tư mà cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành đến các địa phương; sự góp sức lúc cao điểm nhất với 15.000 - 16.000 kỹ sư, công nhân cùng sự tiếp sức của gần 4.000 đoàn viên, thanh niên tình nguyện, dự án đã hoàn thành chỉ sau hơn 6 tháng thi công, thay vì mất 3 - 4 năm như các dự án tương tự. Đúng như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh: "Đây là nhiệm vụ chung, phải đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết".

Nếu ví việc thi công đường dây 500 kV mạch 3 như một chiến dịch, thì những kỹ sư, công nhân ngành điện chính là những "người lính áo cam" quả cảm. Hàng loạt kỷ lục đã được xác lập như thủ tục đầu tư ngắn nhất - chỉ mất 3 tháng nhờ hàng loạt quyết sách táo bạo, thời gian thi công ngắn nhất - 6 tháng, số lượng thi công khổng lồ - 1.177 cột. Trước đó, dự án đường dây 500 kV mạch 3 Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông dài 437 km phải thi công trong gần 3 năm. Không chỉ gấp đôi số lượng vật liệu so với đường dây mạch 1, mạch 3 đoạn Quảng Trạch - Phố Nối có tới 7 vị trí cột cao 145 m, tương đương tòa nhà 50 tầng và nặng tới hơn 400 tấn.

Những năm 1990, khi nhu cầu điện cho phát triển kinh tế miền Nam rất lớn, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã quyết xây dựng đường dây 500 kV mạch 1 với quyết tâm hoàn thành trong 2 năm, đưa điện từ miền Bắc vào miền Nam, tạo sức bật phát triển kinh tế - xã hội rất lớn cho miền Nam. Và nay, việc hoàn tất đường dây 500 kV mạch 3 sẽ đưa dòng điện từ miền Trung, miền Nam ngược ra miền Bắc, giải tỏa cơn khát thiếu điện cho các thủ phủ công nghiệp phía bắc.

"Mạch máu" từ hệ thống đường dây 500 kV mạch 1, mạch 2 và nay là mạch 3 sẽ đưa dòng điện đến khắp mọi miền Tổ quốc, tiếp sức cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với khí thế sục sôi trên cả nước. Một trong 3 đột phá chiến lược được Đảng, Nhà nước đặt ra chính là hạ tầng - hạ tầng đi trước, mở đường cho phát triển.

Sau đường dây 500 kV mạch 3, thêm một chiến dịch phát triển hạ tầng đã được người đứng đầu Chính phủ phát động với "500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km cao tốc". Những đại công trường đang thi công ngày đêm không ngủ, "3 ca 4 kíp", từ sân bay Long Thành, cao tốc Bắc - Nam… đang tạo nền móng quan trọng đưa đất nước tiến gần hơn hết khát vọng trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2045.

Theo Mai Hà (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...