Puih H’Nir: Nghệ nhân Jrai một đời gắn bó với cồng chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lớn lên trong âm vang của tiếng cồng, tiếng chiêng, bà Puih H’Nir (SN 1963, làng Kmông, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) luôn lo lắng về sự mai một di sản vì nhiều lý do khác nhau.

Bởi vậy, ngày nối ngày, bà miệt mài truyền dạy cách đánh cồng chiêng, những điệu xoang hay các bài dân ca của người Jrai cho thế hệ sau.

Bà Puih H’Nir chia sẻ: Khi còn nhỏ, tôi lẽo đẽo theo mẹ mỗi ngày. Tôi nhớ nhất là được mẹ cho đi cùng đến các lễ hội, các đám bỏ mả, mừng lúa mới, lễ cúng Yàng… Vì ở đó người ta chơi cồng chiêng, xoang và được nghe các cô, các bà hát dân ca. Tuy cuộc sống còn nhiều thiếu thốn nhưng khi ấy hầu như người phụ nữ nào trong làng cũng thuộc và hát dân ca, thanh niên ai cũng biết chơi cồng chiêng.

Bố là liệt sĩ, lớn lên, H’Nir được cử đi học tại trường huyện. Đó cũng là khoảng thời gian mà niềm đam mê nghệ thuật của bà được bộc lộ khi tham gia biểu diễn ở khắp nơi. Cô gái Jrai mang giọng ca, điệu múa của mình trình diễn không chỉ ở huyện Ia Grai mà trong cả tỉnh.

Từ năm 1997 đến 2016, bà được cử về công tác tại Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Tô và có nhiều năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội. 20 năm gắn bó, bà H’Nir là người cán bộ cần mẫn, hết mình với nhiệm vụ. Bà tích cực tham gia Câu lạc bộ “5 không 3 sạch”, mô hình “Phụ nữ nói không với rác thải nhựa”, Câu lạc bộ “Phụ nữ với thể dục thể thao”…

lop-hoc-mien-phi-cua-ba-hnir-co-25-hoc-vien-hau-het-la-cac-em-nho-trong-lang-k-mong-anh-van-ngoc-4030.jpg
Lớp học miễn phí của bà Puih H’Nir có 25 học viên, hầu hết là các em nhỏ trong làng Kmông. Ảnh: L.V.N

Đặc biệt, bà là thành viên nòng cốt của đội cồng chiêng làng Kmông. Đây là đội cồng chiêng hoạt động tích cực và được tham gia nhiều sự kiện văn hóa lớn của huyện cũng như của tỉnh, không thể vắng mặt trong chương trình biểu diễn tại Hội đua thuyền độc mộc tranh Cúp A Sanh hay Ngày hội các dân tộc thiểu số toàn tỉnh hàng năm.

Nhiều năm gắn bó với các buôn làng, bà H’Nir không khỏi đau lòng nhận thấy văn hóa cồng chiêng nhiều nơi bị mai một. Nhiều người am hiểu cồng chiêng dần già yếu, mất đi, cồng chiêng trở nên khan hiếm vì nhiều gia đình bán đi để trang trải cuộc sống.

Những bài hát dân ca qua năm tháng không còn “đất diễn” dần lãng quên, nhạt phai. Trong khi bà H’Nir cũng không còn đủ trí nhớ để lưu giữ những bài dân ca như trước. Bà lo lắng một ngày nào đó những làn điệu, câu hát gắn bó như máu thịt sẽ mất đi vĩnh viễn cùng với tuổi già của mình.

Ấp ủ ý tưởng lưu giữ nét đẹp truyền thống ngàn đời của người Jrai và xem đó như một tài sản vô giá, gia đình bà H’Nir hành động trước tiên. Hiện nay, bà là người duy nhất tại xã Ia Tô sở hữu 2 bộ cồng chiêng.

Bà H’Nir bày tỏ: “Trước kia, trong xã còn nhiều cồng chiêng lắm nhưng sau có người vào trả giá cao nên bà con bán hết. 2 bộ của gia đình cũng có người hỏi mua với giá hàng trăm triệu đồng. Nhưng đây là vật quý ông cha để lại nên gia đình không bán.

Tiền có thể tiêu hết rồi làm ra nhưng cồng chiêng thì không. Mình phải có trách nhiệm gìn giữ bộ cồng chiêng này cho con cháu đời sau. Những thứ có tiền cũng không bao giờ mua được”.

Niềm mong muốn của bà H’Nir đã nhận được sự ủng hộ của người thân trong gia đình. Từ năm 2023, vợ chồng bà đã mở lớp dạy cồng chiêng và hát dân ca miễn phí cho dân làng Kmông; hầu hết là thanh-thiếu niên.

Lớp học hiện có 25 em thường mở vào những ngày cuối tuần. Đến với lớp học, các em được tìm hiểu thanh âm của từng chiếc chiêng, vai trò của mỗi người trong đội, cách chơi từng bài nhạc chiêng khác nhau. Các em cũng được hướng dẫn tập xoang và ghi chép lời, tập hát các bài dân ca Jrai.

cac-em-nho-hao-hung-khi-duoc-hoc-danh-cong-chieng-anh-van-ngoc-949.jpg
Các em nhỏ hào hứng khi được học đánh cồng chiêng. Ảnh: Văn Ngọc

Sau gần 1 năm được vợ chồng bà H’Nir truyền dạy, nhiều em thiếu niên ở làng Kmông đã có thể chơi thành thạo và hơn cả là sự đam mê âm nhạc truyền thống, nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Em Puih Sỹ (15 tuổi) hồ hởi nói: “Trước kia, em thấy người ta đánh chiêng cũng thích lắm, nhưng không biết chơi. Giờ được học, biết đánh rồi nên em tự tin hơn. Em rất vui vì được đi đánh biểu diễn ở các lễ hội. Sau này, dù có đi học xa, nếu trong làng, trong xã có tổ chức lễ hội, em cũng sẽ về để tham gia cùng mọi người trong đội”.

Trao đổi với P.V, bà Lê Hà Duy Ái-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Tô-cho hay: “Bà Puih H’Nir là người luôn gương mẫu trong các hoạt động và phong trào của Hội. Đặc biệt, bà có công lớn khi mở lớp dạy học cồng chiêng, tập xoang miễn phí cho dân làng.

Đây là việc làm rất ý nghĩa, thiết thực và cho thấy sự hiệu quả khi đội cồng chiêng của làng thường đại diện cho xã biểu diễn ở nhiều sự kiện của huyện và của tỉnh”.

Có thể bạn quan tâm

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.