Emagazine

E-magazine “Trở về đức tin, giữ bình yên thôn, làng” - Kỳ 1: Lật tẩy các luận điệu sai trái

Do bị các đối tượng FULRO lưu vong lừa phỉnh, lôi kéo nên một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã tham gia hoạt động “Tin lành Đê ga”, lén lút thực hiện âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước. Sau khi nhận diện rõ bản chất của “Tin lành Đê ga”, nhiều người đã quyết tâm đoạn tuyệt để làm lại cuộc đời, trở thành “hạt nhân” đoàn kết ở buôn làng.

Bữa cơm chiều chỉ có lá mì, cà đắng với cá khô do chính tay vợ nấu nhưng ông Siu Un (thôn Tân Điệp 1, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) lại ăn rất ngon miệng. Đây là món ăn dân dã mà đồng bào Jrai chỉ cần bước ra vườn là có đủ nguyên liệu để chế biến. Ấy vậy mà từng có thời điểm, món ăn này trở thành giấc mơ xa xỉ đối với ông Un. Chỉ vì trót nghe theo lời lừa phỉnh, lôi kéo của bọn FULRO lưu vong, ông xúi giục đồng bào biểu tình, gây rối, âm mưu thành lập cái gọi là “Nhà nước Đê ga tự trị” để rồi phải trả giá bằng bản án 16 năm tù.

Sau hơn 4 năm thụ án tại một trại giam ở tỉnh Hà Nam, ông Un mới được vợ con lặn lội ra thăm. Vợ chồng trùng phùng, nước mắt mừng tủi chảy dài theo những câu chuyện kể về gia đình, con cái, làng quê sau bao ngày xa cách. Trước khi chia tay, ông còn thủ thỉ vào tai vợ dặn dò:

Ngồi nghe chồng kể đến chi tiết này, bà Ksor H’Loi rướm nước mắt nhớ lại lúc chồng đi tù, một mình bà phải nuôi 4 đứa con. “Thương chồng nên mỗi lần ra thăm, tôi đều dắt theo 1 đứa con. Lần đầu, tôi dẫn theo đứa con gái út để nhớ mặt cha vì lúc ông rời nhà nó chỉ mới được 1 tuổi. Tôi hái lá mì rồi đem phơi khô mang ra ngoài đó rồi tìm cách nấu đem vào cho ông ăn để đỡ nhớ buôn làng”-bà H’Loi lau nước mắt, kể.

Sau 15 năm thụ án, ông Un được ra tù và được thưởng thức trọn vẹn hương vị món ăn đặc trưng của làng. Hạnh phúc đơn giản là thế, vậy mà chính ông đã tự tay tước bỏ hàng chục năm trời. Một khoảng lặng thời gian đủ dài để ông suy ngẫm về miếng “bánh vẽ” mà bọn FULRO lưu vong đã nhồi nhét vào đầu mình, từ thực tế ốm đau, bệnh tật của bản thân khi chịu cảnh tù tội, gia đình và bà con họ hàng phải gánh chịu khi tham gia hoạt động “Tin lành Đê ga”.

Cũng trải qua tù tội, ông Ksor Krok (buôn Tul, xã Ia Broắi, huyện Ia Pa) mới thấm thía nhận ra mình chính là nạn nhân của các đối tượng FULRO lưu vong. Đau đớn hơn, ông bị chính anh ruột là Ksor Kơk-đối tượng FULRO lưu vong ở Mỹ (hiện đã chết), kẻ tự xưng là “tổng thống” của cái gọi là “Nhà nước Đê ga tự trị” chỉ đạo lôi kéo, kích động đồng bào DTTS ở Ia Pa, Ayun Pa, Phú Thiện tổ chức biểu tình, gây rối. Thời gian thụ án 5 năm đủ để người đàn ông đã qua 71 mùa rẫy này đúc kết một điều rằng:

Hướng ánh mắt đượm buồn về phía khoảng trống trước sân nhà, ông Krok trầm ngâm nói: “Tin lành Đê ga” chỉ là trò lừa bịp, núp bóng tôn giáo để thực hiện âm mưu phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc. Ở trong tù, tôi ân hận, day dứt về lỗi lầm của mình. Trước đây, vì tin và nghe theo các đối tượng phản động FULRO lưu vong nên tôi đã lầm đường lạc lối, làm khổ vợ con. Lúc tôi đi tù, vợ con nheo nhóc, đói khổ mà tổ chức FULRO có ai quan tâm gửi cho gói mì, hạt muối đâu. Chỉ vì u mê, tin vào lời hứa viển vông mà tôi phải trả giá đắt bằng những tháng ngày tù tội, để vợ phải một mình chịu khổ, gồng gánh nuôi con.

Ngẫm về câu chuyện buồn của mình, ông Krok quyết tâm đoạn tuyệt với FULRO, “Tin lành Đê ga”, phấn đấu cải tạo tốt để trở về sống những ngày bình yên bên gia đình. Ngày ông ra tù, bà con không chỉ rộng lòng tha thứ mà còn hỗ trợ ngày công sửa chữa nhà ở. Vợ chồng ông từ đó tích cực cải tạo vườn rẫy, tăng gia sản xuất, trở thành hộ khá giả tại địa phương. Không những chăm lo làm ăn, ông Krok còn lấy câu chuyện của mình để vạch trần âm mưu, thủ đoạn của bọn phản động FULRO lưu vong, phân tích, khuyên giải các đối tượng đang hoạt động “Tin lành Đê ga” núp bóng dưới hình thức tu tại gia từ bỏ hành vi sai trái.

Ông Krok nhớ lại: Giữa tháng 7-2021, một nhóm đối tượng trong làng lợi dụng ma chay, cưới hỏi để gặp gỡ, bàn bạc việc duy trì nhóm họp “Tin lành Đê ga”, đồng thời trao đổi, liên lạc và nhận chỉ đạo của các đối tượng FULRO lưu vong ở Thái Lan, Mỹ để thực hiện các hoạt động lôi kéo, chống phá buôn làng. Nắm được thông tin này, ông Krok phối hợp với lực lượng Công an địa phương vận động, thuyết phục các đối tượng: Siu The, Siu Yun, Siu Del, Nay Tlú và Siu Phiah (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa).

Ngày trở về với bà con dân làng, ông Siu Un hít thở thật sâu để cảm nhận bầu không khí của tự do. Ông tự nhủ tuyệt đối sẽ không cho phép mình mắc mưu bọn FULRO lưu vong lần nữa. Thấy vợ con khốn khó, nợ nần do vay mượn từ những chuyến lặn lội thăm nuôi chồng, ông bán mảnh đất nằm sát quốc lộ để lấy tiền trả nợ.

Ông được địa phương tạo điều kiện xây nhà mới để ổn định cuộc sống. Ngoài việc thăm hỏi, động viên những lúc ốm đau, lực lượng Công an, chính quyền địa phương còn quan tâm hỗ trợ cây-con giống, tạo điều kiện cho gia đình ông vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất.

Vượt qua rào cản về ngôn ngữ, bà Nguyễn Thị Mỹ Lợi-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Tân Điệp 1 (xã Ia Ake) chọn cách tiếp xúc gần gũi, xem những người từng lầm lỗi như người thân trong gia đình. Lâu dần thành thân thuộc, những người lầm lỡ cũng dần mở lòng, gỡ bỏ nút thắt mặc cảm, tự ti.

Từ giữa năm 2022 đến nay, thôn Tân Điệp 1 đã vận động được 9 hộ (36 người) từng bị các đối tượng FULRO lưu vong lôi kéo hoạt động nhóm họp “Tin lành Đê ga” với hình thức núp bóng tu tại gia quay về sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

Bà Lợi cho hay: Tôi đặt vị trí mình là một người dân, người con trong thôn để tiếp xúc, lắng nghe nỗi lòng của họ rồi dần làm sáng tỏ những cái đầu mê muội, giúp họ tự nguyện từ bỏ “Tin lành Đê ga”, quay về sinh hoạt trong tôn giáo thuần túy.

Đơn cử như trường hợp ông Siu Un. Lúc mới trở về địa phương, ông ấy sống khép mình, ít qua lại với bà con trong thôn, luôn ân hận với lỗi lầm đã gây ra. Sau khi từ bỏ “Tin lành Đê ga” và được trở lại sinh hoạt tôn giáo hợp pháp, ông không còn tự ti, mặc cảm và tham gia sinh hoạt tôn giáo đều đặn. Không những vậy, ông còn được giao làm Chấp sự điểm nhóm Hội thánh Tin lành truyền giáo Cơ đốc ở địa phương, tham gia tổ vận động mô hình “Trở về đức tin, giữ bình yên thôn, làng” tại nhiều xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Không chỉ gia đình, dân làng, chính quyền mở rộng vòng tay giúp đỡ, các chức sắc tôn giáo trên địa bàn cũng hỗ trợ những người lầm lỡ hòa nhập cộng đồng, quay về với đức tin.

Ông Ksor Lý-Chức sắc Chi hội Tin lành truyền giáo Cơ đốc xã Ia Hiao (huyện Phú Thiện) chia sẻ: Thời gian qua, ông không những đón nhận 20 hộ (120 khẩu) quay về sinh hoạt tôn giáo thuần túy mà còn phối hợp với lực lượng Công an, chính quyền và những người uy tín giúp bà con hiểu được âm mưu, luận điệu xuyên tạc của tổ chức phản động FULRO lưu vong; giúp những người lầm lỡ gạt bỏ quá khứ, tích cực lao động sản xuất, vươn lên ổn định cuộc sống.

“Một khi những người từng lầm lỡ đã tháo gỡ được nút thắt mặc cảm, họ sẽ cùng tham gia sinh hoạt tôn giáo với tinh thần cởi mở, phấn khởi, sống tốt đời, đẹp đạo”-ông Ksor Lý nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

9X nối nghiệp nghề phở gia truyền

E-magazine9X nối nghiệp nghề phở gia truyền

(GLO)-

Từ năm 1964 đến nay, lò phở của gia đình họ Khưu tồn tại cùng những thăng trầm của vùng đất cao nguyên. Nối nghiệp cha ông, 2 anh em 9X Khưu Triều Bảo và Khưu Triều Long cùng nhau giữ gìn và phát huy giá trị cốt lõi của hương vị phở truyền thống trong lò phở gia đình

Nguyễn Hữu Hiếu: Gương thanh niên Cảnh sát Giao thông tiêu biểu toàn quốc

E-magazineNguyễn Hữu Hiếu: Gương thanh niên Cảnh sát Giao thông tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Hơn 10 năm khoác trên mình sắc phục CSGT, Đại úy Nguyễn Hữu Hiếu-Phó Đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 3, Bí thư Chi Đoàn Phòng CSGT không chỉ nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, hết lòng phục vụ người dân mà còn có tấm lòng nhân văn cao đẹp, trách nhiệm với cộng đồng.

Góp sức cho du lịch Gia Lai “cất cánh”

E-magazineGóp sức cho du lịch Gia Lai “cất cánh”

(GLO)- Gia Lai là vùng đất giàu tiềm năng, song vẫn còn nhiều hạn chế về điều kiện kinh tế-xã hội và đặc thù địa lý để ngành du lịch “cất cánh” mạnh mẽ. Điều này cũng đặt ra cho những người làm kinh doanh dịch vụ không ít thách thức.
Trồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

E-magazineTrồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

(GLO)- Tiến độ trồng rừng của tỉnh năm 2024 đang rất chậm. Nguyên nhân là bởi mùa mưa đến muộn, lượng mưa thấp hơn so với trung bình nhiều năm cộng với việc các địa phương, đơn vị chủ rừng chưa được phân bổ nguồn vốn theo kế hoạch.
“Tỷ phú chân đất” thời 4.0

E-magazine“Tỷ phú chân đất” thời 4.0

(GLO)- Xuất phát điểm là nông dân nghèo khó nhưng với đức tính cần cù cùng với khát vọng làm giàu, vươn lên bằng chính nghị lực của mình, những “tỷ phú chân đất” thời 4.0 ở huyện Chư Păh đang từng bước ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tạo hướng đi bền vững trong phát triển nông nghiệp.

Thiếu nhi trải nghiệm dịp hè

E-magazineThiếu nhi trải nghiệm dịp hè

(GLO)- Mùa hè năm nay, các tổ chức Đoàn trong tỉnh Gia Lai đã phối hợp triển khai nhiều chương trình rèn luyện kỹ năng, trại hè di sản, tạo cơ hội để thanh thiếu nhi có thể vui chơi và trải nghiệm những điều mới mẻ. 
Chung tay bảo tồn nhà rông

E-magazineChung tay bảo tồn nhà rông

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, có lẽ không nơi nào nhà rông còn nhiều như “miền đất huyền ảo” ở vùng Đông Trường Sơn. Hầu như làng nào cũng có nhà rông, tựa như một con thuyền lớn nằm ở vị trí đẹp nhất làng.

70 năm chiến thắng Đak Pơ

E-magazine70 năm chiến thắng Đak Pơ

(GLO)- Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đak Pơ (24/06/1954-24/06/2024) hào hùng, oanh liệt, Báo Gia Lai điện tử điểm lại một số thông tin quan trọng đã trở thành một phần ký ức không thể nào quên của biết bao thế hệ anh hùng dân tộc Việt Nam.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

(GLO)- Nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã có cách làm hay, sáng tạo, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng. Thông qua “sợi chỉ đỏ” văn hóa truyền thống, họ đã góp phần thắt chặt khối đoàn kết toàn dân tộc, cùng chung sức xây dựng quê hương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

(GLO)- Với tinh thần “khởi nghiệp từ làng”, nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã vươn lên làm giàu. “Quả ngọt” mà họ gặt hái được từ tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm ấy đã “tiếp lửa” cho các phong trào thi đua phát triển kinh tế ở địa phương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

(GLO)-

Sinh ra và lớn lên tại những ngôi làng Jrai, Bahnar, với tình yêu quê hương cùng tinh thần nhiệt huyết, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành cầu nối bền chặt giữa ý Đảng-lòng dân. Họ đang thổi một luồng sinh khí mới vào buôn làng của mình bằng nhiều việc làm mới mẻ, sáng tạo.

Những người giữ rừng vùng biên

E-magazineNhững người giữ rừng vùng biên

(GLO)- Với số tiền 6 triệu đồng/tháng và không có thêm bất kỳ chế độ đãi ngộ nào khác nhưng những người dân hợp đồng với UBND xã Ia Mơ (huyện Chư Prông) bảo vệ rừng vẫn đang ngày đêm bám chốt nơi cánh rừng vùng biên.

Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số

E-magazineƯu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số

(GLO)- Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Gia Lai đang tập trung triển khai nhiều giải pháp phát triển hạ tầng số. Chương trình này nhằm tạo động lực phát triển cho nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế số.