Cụ ông 74 tuổi vẫn lấy bằng thạc sĩ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trước khi lấy bằng thạc sĩ, ông Nguyễn Ánh, 74 tuổi, đã lấy nhiều bằng đại học với nhiều ngành nghề khác nhau.

Sáng 25-8, Trường ĐH Nha Trang tổ chức lễ tốt nghiệp và trao bằng cho 92 tân tiến sĩ và thạc sĩ. Trong đó, ông Nguyễn Ánh (sinh năm 1950, ngụ TP Nha Trang) là học viên lớn tuổi nhất từ trước đến nay của Trường ĐH Nha Trang được trao bằng thạc sĩ.

Ông Ánh là kiến trúc sư giám sát công trình, đã nghỉ hưu. Sau khi nghỉ hưu, ông Ánh ở nhà phụ vợ bán hàng nhưng vẫn quyết tâm đăng ký dự tuyển thạc sĩ tại Trường ĐH Nha Trang.

Ông Ánh từng tốt nghiệp Trường ĐH Kiến trúc TP HCM, theo học hệ từ xa và tốt nghiệp ngành kế toán tại Trường ĐH Trà Vinh, rồi tới ngành luật của Trường ĐH Vinh. Năm 2023, ông cũng lấy được bằng cử nhân ngôn ngữ Anh tại ĐH Huế.

Ngoài ra, ông Ánh cũng đã hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư do Học viện tư pháp (Bộ Tư pháp) tổ chức.

Việc học và lấy nhiều bằng được ông chia sẻ là chỉ lấy thêm kiến thức cho bản thân.

Ông Nguyễn Ánh nhận bằng thạc sĩ ở tuổi 74.
Ông Nguyễn Ánh nhận bằng thạc sĩ ở tuổi 74.

Nói về lý do học thạc sĩ, ông Ánh cho hay: "Ở tuổi của ông nhiều người đều nghỉ ngơi vui thú cùng con cháu. Còn tôi, đi học vì để lấy thêm kiến thức trong cuộc sống và mong muốn làm một tấm gương để con cháu noi theo".

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh được ông Ánh lựa chọn để bảo vệ là "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng thực phẩm chức năng của người cao tuổi tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa".

Theo ông Ánh, người già thường trong người có nhiều bệnh, phải thường xuyên dùng thực phẩm chức năng. Do đó, cần có những am hiểu thêm về đối tượng này.

Trong ngày nhận bằng thạc sĩ, ông cho biết tấm bằng ngày hôm nay ông xin dành tặng cho người vợ yêu quý của mình khi đã ở bên cạnh quan tâm, hỗ trợ, động viên ông. Vợ ông Ánh mất cách đây 2 tháng.

Đại diện trường ĐH Nha Trang cho biết ông Nguyễn Ánh là người lớn tuổi nhất từ trước đến nay theo học và tốt nghiệp thạc sĩ ở đây. Ông sẽ là người truyền cảm hứng và là tấm gương cho các bạn trẻ về tinh thần không ngừng học tập.

Theo Kỳ Nam (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Anh em sinh đôi, người là thủ khoa, người xuất sắc

Anh em sinh đôi, người là thủ khoa, người xuất sắc

Những năm trước, anh em sinh đôi này đều xuất sắc giành học bổng, được chi trả toàn bộ chi phí học tập lẫn sinh hoạt từ bậc đại học đến tiến sĩ. Mới đây, khi hoàn thành chương trình ĐH, họ cùng nhau tốt nghiệp loại xuất sắc, trong đó người em là thủ khoa đầu ra.
Cầu truyền hình trực tiếp “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 24 được tổ chức tại Quảng trường Đại đoàn kết TP. Pleiku

Cầu truyền hình trực tiếp “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 24 được tổ chức tại Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Trong 2 ngày 10 và 11-9, đoàn công tác Ban Sản xuất các chương trình giải trí (VTV3-Đài Truyền hình Việt Nam) đã đến TP. Pleiku để khảo sát địa điểm chuẩn bị truyền hình trực tiếp chương trình chung kết “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 24 tại tỉnh Gia Lai, dự kiến diễn ra ngày 13-10-2024.
Trao tặng 2 “Phòng tin học cho em” tại Krông Pa

Trao tặng 2 “Phòng tin học cho em” tại Krông Pa

(GLO)- Sáng 10-9, Trung tâm tình nguyện quốc gia (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp với Huyện đoàn Krông Pa, Câu lạc bộ Gia Lai Yêu thương trao tặng 2 “Phòng tin học cho em” tại Trường Tiểu học Chư Ngọc (xã Chư Ngọc) và Trường THCS Lương Thế Vinh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).
Khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS tỉnh Gia Lai

Khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS tỉnh Gia Lai

(GLO)- Ngày 10-9, đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai nhằm triển khai khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người dân tộc thiểu số (DTTS) tại tỉnh.

Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) có sự tham gia của không ít thầy-cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt và lan tỏa tình yêu con chữ.
Đak Đoa tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Đak Đoa tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

(GLO) - UBND huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2023-2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025. Tham dự hội nghị có lãnh đạo UBND huyện, một số ban ngành của huyện, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, UBND các xã, thị trấn, các trường học trên địa bàn…

Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.