Đảm bảo không gian xanh sạch cho suối Hội Phú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dự án kè chống sạt lở suối Hội Phú (TP. Pleiku) đến nay cơ bản đã hoàn thành. Các công trình nhà ở, khách sạn, quán xá mọc lên ngày càng nhiều.

Đường sá thông thoáng nên được nhiều người lựa chọn là nơi đi bộ, tập thể dục hàng ngày. Hai bên bờ suối được trồng hoa góp phần tạo cảnh quan xanh-sạch-đẹp. Đặc biệt, khu vực này còn có chùa Minh Thành bề thế với lối kiến trúc độc đáo nên thu hút nhiều du khách tới tham quan. Tuy nhiên, hiện nay, không gian suối Hội Phú đang trong tình trạng phủ đầy cỏ rác um tùm, trông khá nhếch nhác và phản cảm.

Hiện trạng suối Hội Phú đoạn chùa Minh Thành. Ảnh: H.L.V

Hiện trạng suối Hội Phú đoạn chùa Minh Thành. Ảnh: H.L.V

Thiết nghĩ, để đảm bảo việc tu bổ, vệ sinh cả phần trên bờ kè và dưới lòng suối luôn được sạch sẽ, thoáng mát, UBND TP. Pleiku cần giao cho đơn vị vệ sinh-môi trường đô thị hoặc giao cho các phường trên địa bàn quản lý, chịu trách nhiệm.

Vào dịp lễ, Tết, cần huy động lực lượng đoàn viên, thanh niên, học sinh trên địa bàn tham gia lao động công ích, dọn vệ sinh khu vực suối Hội Phú nhằm đảm bảo cho nơi công cộng này luôn được sạch sẽ, thông thoáng; đồng thời, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân và thế hệ trẻ.

Cũng có nhiều ý kiến đề xuất thành phố nên dự trù kinh phí hoặc huy động các cá nhân, tổ chức cho trồng một số loại sen và súng ở những nơi có lòng suối rộng vừa làm đẹp cảnh quan, vừa cải tạo môi trường nước suối, chống mùi hôi của bùn đất khi nước cạn. Về lâu dài, cần có phương án tích nước ở đầu nguồn vào mùa mưa để đảm bảo lòng suối luôn có nước lưu thông, nhất là trong mùa nắng nóng kéo dài.

Cần đặt tên cho những tuyến đường hai bên bờ kè và đánh số nhà. Hiện nay, ngoài cái tên thường gọi là “Bờ kè suối Hội Phú” thì không có địa chỉ cụ thể nên rất khó cho việc tìm kiếm. Phần đất còn lại của các hộ dân sát hai bên bờ kè khi chưa xây dựng các công trình thì cần phải được chỉnh trang ngăn nắp để phù hợp với mỹ quan, môi trường; không được vứt rác, đổ xà bần bừa bãi. Những ai vi phạm cần có chế tài xử phạt để răn đe.

Trong nội đô TP. Pleiku cho đến nay vẫn chưa có nhiều không gian rộng thoáng như khu vực suối Hội Phú, nơi có thể dành phần đường đi bộ, tổ chức các sự kiện thể dục thể thao đông người; nơi dành cho khách du lịch tham quan, vãng cảnh chùa và thưởng ngoạn trong những ngày lễ, Tết.

Vì vậy, rất cần sự quan tâm của chính quyền các cấp trong việc đầu tư, quản lý các công trình xây dựng, công trình dân sinh một cách chặt chẽ, bài bản nhằm tạo mỹ quan, môi trường đồng bộ, văn minh.

Suối Hội Phú được coi là “bộ mặt” của TP. Pleiku nên cần đầu tư tôn tạo, đảm bảo vệ sinh thường xuyên để không gian sống của chúng ta mỗi ngày càng thêm xanh-sạch-đẹp hơn!

Có thể bạn quan tâm

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

(GLO)- Giữa lòng phố núi Pleiku, Drim House nổi bật như một điểm nhấn kiến trúc mang đậm dấu ấn vùng quê Bắc Bộ. Không chỉ là không gian sống, Drim House còn là “hơi thở” Bắc Bộ hòa quyện cùng bản sắc Tây Nguyên, tạo nên một tổ ấm vừa quen thuộc vừa mới mẻ cho 3 thế hệ trong gia đình.

An cư sau cuộc đại di dời

An cư sau cuộc đại di dời

Cuộc đại chỉnh trang đô thị liên quan gần 40.000 căn nhà trên và ven kênh rạch trong 5 năm tới mà TP.HCM đang nghiên cứu mở ra nhiều không gian phát triển mới, nhưng cũng đi kèm việc tìm lời giải cho những mối quan tâm đặc biệt của người dân.

Nhập tỉnh

Nhập tỉnh

Nhìn vào lịch sử nước Việt dày đặc những cuộc di dân, dời đô, đổi quốc hiệu cho tới tách/nhập các đạo, lộ, phủ, châu, tổng, trấn, cho tới hương xã, thôn ốc... Phù hợp với đòi hỏi lịch sử của mỗi thời kỳ, đầy hợp lý và uyển chuyển, để có được một đất nước toàn vẹn như ngày nay.

Khu vực đường Trần Hưng Đạo-đường Nguyễn Văn Trỗi-đường Nguyễn Thái Học-đường Hùng Vương vừa được điều chỉnh thành khu vực có tính chất là đất cơ quan và đất công cộng-dịch vụ đô thị. Ảnh: Hà Duy

Pleiku: Chú trọng chất lượng quy hoạch phân khu

(GLO)- Quy hoạch phân khu là sự phân chia các khu vực trong đô thị một cách khoa học giúp tối ưu hóa việc sử dụng không gian và tài nguyên. Vì vậy, TP. Pleiku rất chú trọng đến công tác này nhằm xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa.

Đà Lạt sẽ là đô thị xanh

Đà Lạt sẽ là đô thị xanh

Hơn một thế kỷ qua, thành phố Đà Lạt vẫn giữ được ít nhiều những nét độc đáo riêng có của mình là đô thị có một hệ thống di sản kiến trúc quý giá từng được quy hoạch và xây dựng như một bản “tổng phổ” cân bằng và hài hòa với tự nhiên.