Đưa người đi lao động chui tại Hàn Quốc với giá gần 190 triệu đồng/người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đinh Kim Huệ ở Hàn Quốc xây dựng đường dây đưa công nhân Việt Nam qua Hàn Quốc lao động chui với hình thức đi du lịch rồi trốn ở lại.

Trưa 20.8, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc phiên xét xử sơ thẩm nữ bị cáo đưa 3 công nhân đi lao động chui tại Hàn Quốc. HĐXX tuyên phạt Đinh Kim Huệ (37 tuổi, ở Thừa Thiên - Huế) 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm, về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.

Theo cáo trạng, Huệ ở Hàn Quốc tổ chức đường dây đưa người qua lao động chui. Ngày 30.12.2022, 3 công nhân Trần Thị Mười (33 tuổi), Lê Ngọc Quang (47 tuổi) và Trần Hưng Trứ (39 tuổi, ở xã Hương Xuân, H.Nam Đông, Thừa Thiên - Huế) làm thủ tục xuất cảnh đi Hàn Quốc tại sân bay Đà Nẵng.

Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng phát hiện cả 3 có mục đích trốn ở lại lao động chui nên từ chối xuất cảnh và chuyển cho Công an TP.Đà Nẵng thụ lý.

Bị cáo Đinh Kim Huệ trước tòa. Ảnh NGUYỄN TÚ

Bị cáo Đinh Kim Huệ trước tòa. Ảnh NGUYỄN TÚ

Quá trình điều tra xác định, trước đó, cả nhóm được bà Ninh Thị Oanh (người cùng làng, hiện ở Hàn Quốc) giới thiệu đến Đinh Kim Huệ để đưa đi lao động chui tại Hàn Quốc với giá gần 190 triệu đồng/người.

Chi phí này bao gồm: đưa đón sân bay 500 USD, thuê nhà tại Hàn Quốc trong 1 năm hết 10.000 USD, mua công cụ lao động 1.500 USD, làm lại giấy tờ hết 6.000 USD do khi trốn đi đã bị công ty du lịch giữ hộ chiếu ở sân bay Hàn Quốc…

Huệ thu lợi bất chính trong phi vụ này khoảng 9.000 USD. Ngoài ra, những người này tự trả phí mua tour Đà Nẵng - Jeju gần 12 triệu đồng/người. Huệ đưa ra phương thức lợi dụng đi du lịch đảo Jeju được miễn thị thực, khi đến Hàn Quốc sẽ làm công việc trồng trọt, thu hoạch nông sản với mức lương khoảng 35 triệu đồng/tháng.

Để làm đẹp hồ sơ xin nhập cảnh Hàn Quốc, Huệ hướng dẫn 3 người đi du lịch Malaysia và Singapore để lấy con dấu xuất nhập cảnh trên hộ chiếu. Huệ giúp 3 người này mua tour đảo Jeju từ ngày 30.12.2022 đến ngày 3.1.2023, sao kê tài khoản, lập nhóm Zalo để hướng dẫn các thủ tục và đối phó cơ quan chức năng 2 nước khi làm thủ tục xuất nhập cảnh tại sân bay.

Sau khi 3 công nhân bị bắt tại sân bay, Huệ nhờ mẹ chuyển trả toàn bộ tiền cho các công nhân. Ngày 2.2, Huệ nhập cảnh trở lại Việt Nam đến ngày 23.2 thì bị bắt.

Theo NGUYỄN TÚ (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

(GLO)- Ngày 20-11, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông tin, hiện trên mạng internet xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVNSPC, có địa chỉ evnspccskh.com. EVNSPC khẳng định trang web evnspccskh.com là giả mạo để lừa đảo.

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh lại xuất hiện việc đối tượng lấy cắp tài khoản (hack) Facebook cá nhân để nhắn tin messenger cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản để hỏi mượn tiền, nhờ chuyển tiền.

Các lọ tinh dầu thuốc lá điện tử được thu giữ. Ảnh nguồn cand.com.vn

Cảnh báo việc bơm tinh chất chứa ma túy vào thuốc lá điện tử bán cho học sinh, sinh viên

(GLO)-Công an tỉnh Phú Thọ thông tin, thời gian gần đây, các đối tượng phạm tội thường mua các lọ tinh dầu chứa chất ma túy MDMB-BUTINACA trên các trang mạng xã hội, sau đó về pha loãng bằng các loại dung dịch khác nhau rồi bơm vào các Pod thuốc lá điện tử và bán cho học sinh, sinh viên để kiếm lời.