Ia Grai nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ môi trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để thay đổi thói quen, nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ môi trường, góp phần hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Hàng năm, các cấp Hội Phụ nữ ở huyện Ia Grai đều đăng ký với ban điều phối NTM cùng cấp 1 phần việc thực hiện tiêu chí môi trường. Trong đó, các cấp Hội tập trung vận động hộ hội viên xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh và thực hiện tiêu chí “3 sạch”.

Các hội viên phụ nữ xã Ia Pếch trồng cây xanh để cải tạo cảnh quan và góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: L.N

Các hội viên phụ nữ xã Ia Pếch trồng cây xanh để cải tạo cảnh quan và góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: L.N

Cụ thể, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện phối hợp với Hội LHPN tỉnh, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tổ chức 9 buổi tuyên truyền về môi trường tại các xã Ia Khai, Ia Krái, Ia O, Ia Pếch, Ia Bă, Ia Hrung với hơn 1.000 hội viên phụ nữ tham gia.

Tại các buổi tuyên truyền, Hội LHPN huyện đã tặng 100 giỏ nhựa đi chợ, 150 cây muồng vàng, 400 cây hoa giấy cho các đơn vị. Bên cạnh đó, các cơ sở Hội tổ chức tuyên truyền được 784 cuộc với hơn 83.000 hội viên phụ nữ tham gia. Sau các buổi tuyên truyền, hội viên phụ nữ thường xuyên dọn vệ sinh môi trường, di dời 293 chuồng trại chăn nuôi ra xa nhà ở để đảm bảo vệ sinh môi trường; xây dựng hơn 800 nhà tiêu hợp vệ sinh.

Ngoài ra, Hội LHPN huyện chỉ đạo, hướng dẫn Hội LHPN các xã, thị trấn ra mắt 10 mô hình “Chi hội phụ nữ 5 không, 3 sạch xây dựng NTM”, 1 mô hình “Mỗi hộ có một vườn rau xanh và cây ăn trái”, 1 câu lạc bộ “Nhà sạch, vườn đẹp”.

Bà Puih Lat-Chủ tịch Hội LHPN xã Ia Pếch-cho biết: Hội LHPN xã vận động cán bộ hội, hội viên phụ nữ thực hiện tiêu chí gia đình “5 không, 3 sạch” và “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi ni lông và không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần”.

Ngoài ra, Hội đã vận động 175 gia đình xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, hỗ trợ 1 hộ nghèo xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; vận động 245 hộ xây nhà tắm hợp vệ sinh; 680 hộ đào hố rác tự hoại để xử lý rác; vận động hơn 100 gia đình hội viên trồng ít nhất 10 m “Con đường hoa”, “Hàng rào xanh”. Hội cũng tổ chức trồng hơn 1.000 cây ăn quả và 30 cây thông tại nhà sinh hoạt cộng đồng làng O Pếch. Ngoài ra, các chi hội tổ chức 75 buổi lao động dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, nhà sinh hoạt cộng đồng, hội trường thôn và các “Đoạn đường phụ nữ tự quản” để đảm bảo môi trường xanh-sạch-đẹp.

Bên cạnh đó, Hội LHPN các cấp đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ không vứt rác bừa bãi, tổ chức ra quân dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Đồng thời, vận động trồng bổ sung, chăm sóc hơn 36 km “Con đường hoa”, 42,7 km “Hàng rào xanh” và đào 678 hố rác tự hoại. Cũng trong thời gian qua, các cấp Hội đã thành lập mới 2 mô hình “Đoạn đường phụ nữ tự quản” và ra mắt 17 mô hình “Phụ nữ nói không với rác thải nhựa và không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần”.

Bà Puih Pyưnh-Chủ tịch Hội LHPN xã Ia O-cho hay: “Hội đã thành lập được 2 mô hình “Chi hội phụ nữ 5 không, 3 sạch” và “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa dùng một lần, bảo vệ môi trường”. Ngoài ra, Hội thường xuyên tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ sắp xếp, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, đào hố rác, hố vệ sinh; mỗi hộ gia đình hội viên trồng cây ăn quả và có vườn rau sạch tại vườn nhà; không vứt rác, vỏ chai thuốc trừ sâu bừa bãi. Đồng thời, vận động bà con không làm chuồng trại chăn nuôi gần nhà ở, nguồn nước để tạo môi trường xanh-sạch-đẹp”.

Còn theo bà Lưu Thị Tâm-Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Ia Grai: Thời gian qua, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch góp phần vun đắp giá trị gia đình Việt Nam” đã mang lại hiệu quả tích cực, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Từ đó, góp phần nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ môi trường, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, huyện có 24.984 hộ đạt tiêu chí “gia đình 5 không, 3 sạch”, chiếm 90,6% số hộ trên địa bàn.

Đội thu gom rác thải xã Ia Sao tiến hành thu gom rác thải của người dân mỗi tuần 1 lần để bảo vệ môi trường. Ảnh: L.N

Đội thu gom rác thải xã Ia Sao tiến hành thu gom rác thải của người dân mỗi tuần 1 lần để bảo vệ môi trường. Ảnh: L.N

Ngoài ra, để cải thiện cảnh quan môi trường nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã phối hợp với chính quyền địa phương, Mặt trận và các đoàn thể tổ chức tuyên truyền, vận động người dân thu gom, xử lý rác thải, di dời chuồng trại chăn nuôi ra xa nhà ở, cải tạo vườn tạp, trồng con đường hoa, hàng rào xanh.

Ông Thái Anh Tuấn-Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ia Grai-thông tin: Đến nay, huyện đã xây dựng được 3 bãi chôn lấp rác thải tại xã Ia Bă, Ia Khai và Ia Yok.

Đồng thời, đã đầu tư làm đường giao thông, nhà quản lý đường điện 3 pha vào bãi chôn lấp rác; trồng thêm cây xanh phân tán tại các tuyến đường, khu vực công cộng để tăng diện tích phủ xanh, góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, duy trì hoạt động của các đội thu gom rác thải tại các xã, thị trấn và lắp đặt 360 bể chứa rác thải bảo vệ thực vật sau sử dụng. Đến nay, tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực thị trấn đạt trên 89%, khu vực nông thôn đạt 59%.

“Thời gian tới, Phòng tiếp tục phối hợp với các phòng, ban chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm xanh-sạch-đẹp; tuyên truyền, vận động hộ dân tộc thiểu số xây dựng nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước hợp vệ sinh và chăn nuôi gia súc, gia cầm phải có chuồng trại hợp vệ sinh.

Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đô thị đạt 90%, khu vực nông thôn đạt 60%”-Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

(GLO)-

"Nhà là nơi để trở về" điều này không chỉ phản ánh ý nghĩa tinh thần mà còn gợi nhắc tầm quan trọng của việc thiết kế nhà ở nhằm nâng cao chất lượng sống. Nhà ở hiện đại được bố trí không gian xanh thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng tại Gia Lai.

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.