Chính phủ đề xuất sửa đổi một số điều trong 4 luật liên quan bất động sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Để các luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, Các tổ chức tín dụng có hiệu lực sớm từ 1.8, Chính phủ đề xuất Quốc hội xây dựng luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật này.

Ngày 27.5, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 79/NQ-CP về đề nghị xây dựng luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Đất đai 2024, luật Nhà ở 2023, luật Kinh doanh bất động sản 2023 và luật Các tổ chức tín dụng 2024.

Dù chưa chính thức có hiệu lực, song Chính phủ vẫn đề xuất sửa đổi bổ sung một số điều trong 4 luật được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản

Dù chưa chính thức có hiệu lực, song Chính phủ vẫn đề xuất sửa đổi bổ sung một số điều trong 4 luật được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản

Theo đó, Chính phủ thống nhất đề nghị xây dựng luật sửa đổi, bổ sung một số điều của của 4 luật trên như đề nghị của Bộ TN-MT.

Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, trình Quốc hội bổ sung đề nghị xây dựng luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật trên vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội xem xét, quyết định theo trình tự, thủ tục rút gọn; cho ý kiến, thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Trước đó, ngày 26.5, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Công điện số 53/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật Đất đai, luật Nhà ở, luật Kinh doanh bất động sản và luật Các tổ chức tín dụng.

Phó thủ tướng yêu cầu các địa phương tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành các luật trên nhằm xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, kịp thời triển khai ngay sau khi 4 luật trên được Quốc hội đồng ý cho phép có hiệu lực sớm (dự kiến từ 1.8).

Thời điểm các luật trên dự kiến có hiệu lực đã được lùi từ 1.7 đến 1.8. Hồi đầu tháng 3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ TN-MT cùng các bộ, ngành sớm trình Chính phủ các nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành luật Đất đai và thông tư.

Đây là cơ sở để Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép luật này có hiệu lực sớm nửa năm, từ 1.7, thay vì 1.1.2025 đã được Quốc hội thông qua.

Có thể bạn quan tâm

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch - Kỳ 3: Tạo đà cho ngành công nghiệp

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch - Kỳ 3: Tạo đà cho ngành công nghiệp

(GLO)- Khai thác và sử dụng hiệu quả các tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp trong lĩnh vực chế biến nông-lâm sản, sản xuất, phân phối điện theo công nghệ tiên tiến là những định hướng để từng bước đưa Gia Lai trở thành một hình mẫu trong phát triển công nghiệp xanh, sinh thái, tuần hoàn.

Ước mong đưa biển lên cao nguyên

Ước mong đưa biển lên cao nguyên

Tỉnh Gia Lai rất chú trọng phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là những tuyến đường kết nối với cảng biển ở miền Trung như Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nhấn mạnh: "Kết nối hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng giao thông để Gia Lai có "biển", phát huy hết tiềm năng thế mạnh vốn có".
Kon Tum: Nhiều công trình trọng điểm 'đắp chiếu'

Kon Tum: Nhiều công trình trọng điểm 'đắp chiếu'

Phản ánh đến Đường dây nóng Báo SGGP, nhiều bạn đọc cho biết các công trình trọng điểm tạo sức bật phát triển cho Kon Tum như dự án Nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 671, dự án Kè chống lũ lụt, sạt lở các làng đồng bào dân tộc thiểu số 2 bên bờ sông Đăk Bla phải “đắp chiếu” nhiều năm, gây lãng phí.