Phục dựng lễ mừng lúa mới ở làng Đak Mong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sáng 3-11, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với UBND xã Đak Krong tổ chức phục dựng lễ mừng lúa mới của người Bahnar tại làng Đak Mong.

Lễ phục dựng được tổ chức trước sân nhà rông của làng với các vật phẩm và tuần tự các nghi lễ truyền thống. Hội đồng già làng trong trang phục truyền thống tiến hành các nghi thức cúng, tạ ơn thần linh đã ban cho dân làng một vụ mùa no ấm, thóc lúa đầy kho, dân làng mạnh khỏe.

Nghi lễ tạ ơn mẹ Lúa và và các vị thần thiên nhiên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nghi lễ tạ ơn mẹ Lúa và và các vị thần thiên nhiên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Kết thúc nghi lễ, một bó lúa rẫy được già làng ném lên mái nhà rông mang theo ước vọng một mùa vụ kế tiếp được yàng ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Dân làng Đak Mong đánh chiêng, múa trống, nối dài xoang quanh hội đồng già làng, hòa trong không khí hân hoan của lễ hội.

Lễ mừng lúa mới không chỉ là dịp để cộng đồng tỏ lòng biết ơn với mẹ thiên nhiên mà còn là dịp để bà con thể hiện khả năng chế biến những món ăn truyền thống độc đáo, mang hương vị ẩm thực riêng có. Đây cũng là dịp vui chơi, thắt chặt tình cảm và sự cố kết cộng đồng.

Phục dựng lễ mừng lúa mới của người Bahnar làng Đak Mong. Ảnh: Hoàng Ngọc

Phục dựng lễ mừng lúa mới của người Bahnar làng Đak Mong. Ảnh: Hoàng Ngọc

Bà Đặng Thị Hoài-Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện cho biết, trước đây, người Bahnar ở vùng đất này có rất nhiều lễ hội truyền thống như: lễ ăn trâu, bỏ mả, mừng lúa mới, tạ ơn cha mẹ, mừng nhà rông mới, cúng giọt nước…Nhưng ngày nay nhiều lễ hội như vậy đã bị mai một, không còn được tổ chức trong gia đình hay cộng đồng, trong đó có lễ mừng lúa mới.

Rang cốm mới để dâng lên thần linh. Ảnh: Hoàng Ngọc

Rang cốm mới để dâng lên thần linh. Ảnh: Hoàng Ngọc

“Chúng tôi mong muốn qua chương trình phục dựng này sẽ góp phần khôi phục lễ mừng lúa mới-nghi lễ gắn bó với đời sống của cư dân nông nghiệp trong suốt chiều dài lịch sử với những giá trị văn hóa độc đáo, giúp bà con có ý thức gìn giữ, tiếp tục duy trì. UBND các xã, thị trấn, các cấp lãnh đạo và Nhân dân cũng cần quan tâm tuyên truyền, vận động để đồng bào các dân tộc trong huyện tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc mình. Qua đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”-Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện cho biết.

Lễ mừng lúa mới của người Bahnar có nhiều nghi thức độc đáo, góp phần làm nên hệ giá trị đặc sắc cho không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên:

Mỗi người một tay chuẩn bị cho lễ hội: người rang lúa, giã cốm, sàng sảy gạo

Mỗi người một tay chuẩn bị cho lễ hội: người rang lúa, giã cốm, sàng sảy gạo

Các nghi thức được hội đồng già làng chuẩn bị chu đáo

Các nghi thức được hội đồng già làng chuẩn bị chu đáo

Chiêng trống âm vang trong lễ ăn lúa mới

Chiêng trống âm vang trong lễ ăn lúa mới

Mừng lúa mới còn là ngày hội cố kết cộng đồng

Mừng lúa mới còn là ngày hội cố kết cộng đồng

Xoang trong ngày hội

Xoang trong ngày hội

Có thể bạn quan tâm

Lời ru tao nôi

Lời ru tao nôi

Hẳn là trong ký ức mỗi người, ai cũng neo giữ trong khoảng xanh xa xưa sâu thẳm lòng mình những lời ru ngọt ngào êm ái, đó chính là mạch nguồn cảm xúc âm thầm nuôi nấng, dung dưỡng tâm hồn để từ đó hồn hậu trưởng thành.
Thương hoài chòi mòi

Thương hoài chòi mòi

(GLO)- Nếu ai đã từng dừng chân dưới tán lá xanh, thưởng thức vài ba quả chòi mòi chín mọng, chắc hẳn khó có thể quên cái vị chua thanh, dịu ngọt. Không chỉ là món quà của thiên nhiên, quả chòi mòi còn là ký ức tuổi thơ của bao người.
Còn khoảng trống trong nghiên cứu truyện cổ Jrai, Bahnar

Còn khoảng trống trong nghiên cứu truyện cổ Jrai, Bahnar

(GLO)- Những năm qua, công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian của đồng bào các dân tộc ở khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên đã gặt hái được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu lý luận về về văn học dân gian ở địa phương, trong đó có truyện cổ Jrai, Bahnar còn khoảng trống đáng lưu tâm.
Mùi cỏ

Mùi cỏ

(GLO)- Nắng chiều xiên qua vạt thông, chiếu những tia nắng vàng xuống bãi cỏ xanh. Bãi cỏ vừa mới được xén dọn, mùi thơm lan trong gió, quyện vào bước chân người đi bộ. Mùi hương ấy, hình ảnh ấy chợt gợi lên trong tôi bao cảm xúc.
Ký ức củ mài

Ký ức củ mài

(GLO)- Cho đến bây giờ, các bậc cao niên ở buôn Chính Hòa (xã Ia Mláh, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) như ông Kpă Jao vẫn còn nhớ như in về những ngày “nhà nhà lên rừng đào củ mài”.
Gương mặt thơ: Đinh Thị Như Thúy

Gương mặt thơ: Đinh Thị Như Thúy

(GLO)- Người gốc Huế, từng dạy học ở một huyện của tỉnh Đắk Lắk, giờ công tác tại Tạp chí Non Nước, TP. Đà Nẵng. Từ hơn 3 thập niên trước, Đinh Thị Như Thúy đã xuất hiện trên thi đàn bằng một giọng thơ lạ.
Hoa tai bạc của người Bahnar

Hoa tai bạc của người Bahnar

(GLO)- Hoa tai bạc hay ngà voi là trang sức đặc trưng của phụ nữ Bahnar ở huyện Kông Chro. Nếu hoa tai ngà voi gần như biến mất cùng với tục căng tai thì hoa tai bạc vẫn tồn tại trong đời sống của người Bahnar như một tiêu chí của cái đẹp, của truyền thống văn hóa.
Nhớ mùa toóc rã rơm khô

Nồng nàn rơm rạ quê hương

(GLO)- Rơm rạ từ lâu đã là một trong những hình ảnh thân thương của mọi miền quê trên dải đất hình chữ S, gắn liền với người nông dân “một nắng hai sương”, “chân lấm tay bùn”.