Nụ hồng gửi lại cho đời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tập truyện ngắn xinh xắn này là của tác giả - nhà báo Khánh Hồng, giờ đây đã theo mây trời thong dong nơi cõi lạc.

Chị tên thật là Nguyễn Khánh Hồng, sinh ngày 14-12-1967, tại TP Hải Phòng. Quê quán ở xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam nhưng cả cuộc đời chị gắn bó với TP Đà Nẵng thân yêu. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm Huế năm 1990, Khánh Hồng không theo nghề dạy học mà trở thành phóng viên. Chị từng là phóng viên Báo Công an Quảng Nam - Đà Nẵng, Báo Tiền Phong. Đã từ lâu, Khánh Hồng trở thành tên gọi thân thương trong lòng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cũng là cái tên quen thuộc với bạn đọc qua những bài báo sắc sảo, những câu chuyện học đường dễ thương, những vần thơ chan chứa yêu thương với các bút danh Lâm Chiêu Tranh, Lâm Hoàng Phố...

Không ngờ, giữa lúc tài năng đang vào độ chín, Khánh Hồng đã mắc phải căn bệnh nan y, khiến mọi thứ gần như sụp đổ trong xót xa, đau đớn. Nhưng con người tài hoa và bản lĩnh ấy đã kiên cường chống chọi lại số phận. Hơn 15 năm sống cùng bệnh tật với 2 lần phẫu thuật não, dù chênh vênh giữa hai bờ sinh tử, chị vẫn sống vui vẻ, lạc quan và đặc biệt là vẫn đam mê sáng tác. Bởi viết với chị như là một nhu cầu, một sự ký thác, sẻ chia những suy tư, trăn trở về cuộc đời, về con người. Chị tâm sự: "Mình không đi làm nhưng vẫn dày suy tư nên chẳng có chỗ nào thể hiện, viết chơi cho mọi người đọc vui song lắm khi cũng ngại làm buồn lòng lây người ta...".

Bìa tập truyện ngắn “Nụ hồng không ngủ quên”

Bìa tập truyện ngắn “Nụ hồng không ngủ quên”

Sinh thời, chị có một ước nguyện tập hợp tất cả truyện ngắn đã viết, in thành một tập như là món quà cuối cùng gửi tặng người thân, bạn bè yêu quý. Và trong những lúc còn tỉnh táo, viết được phần nào, chị vội vàng gửi cho tôi phần ấy qua messenger với lời nhắn nhủ: "Gửi em giữ giúp kẻo sợ điện thoại lại hư, mất hết dữ liệu" và chị có ý "khoán trắng" cho tôi lo tuyển chọn, giới thiệu và xuất bản tập truyện của mình.

Nhưng… thời gian không đợi người. Những chuyến đi với nỗ lực cải thiện sức khỏe, giữ cho tâm an, trí mẫn khiến chị lúc nào cũng thiếu thời gian và chưa kịp thực hiện được tâm nguyện cuối cùng này. Người đi cũng đã xa rồi nhưng người ở lại vẫn khắc khoải một niềm tiếc nuối và vẫn canh cánh bên lòng một lời hứa... Đó là lý do mà quý bạn đọc có tập truyện ngắn này để nâng niu như một món quà vô giá mà nhà báo Khánh Hồng để lại trước lúc đi xa.

Tập truyện "Nụ hồng không ngủ quên" (NXB Đà Nẵng) gồm 27 truyện nhỏ, được tuyển chọn từ những tác phẩm chị đã viết trước và sau khi lâm bệnh. Trong đó có những truyện Khánh Hồng sáng tác trong những đêm mất ngủ ở một nơi nào đó, với những con chữ ngổn ngang trên hành trình đi tìm sự an yên cho tâm hồn mình, trong thân thể vốn đã lắm hao gầy. Vì vậy, bản thảo được sắp xếp hoàn toàn theo một phương thức rất "tùy nghi", theo một sự dẫn dắt "bí mật" nào đó.

Truyện của nhà báo Khánh Hồng có lối viết vừa giản dị vừa hiện đại - hiện đại trong ngôn từ, trong kỹ thuật lắp ghép không gian, đồng hiện thời gian, trong nghệ thuật kể chuyện... Nhiều truyện rất giàu cảm xúc, giàu chất nhân văn… Như con ong cần mẫn, chị đã chắt lọc cuộc đời qua trái tim giàu lòng trắc ẩn của mình để dâng cho đời những giọt mật quý. Tin rằng dù đã về nơi xa thẳm nhưng trong tâm tưởng của những người thân và bè bạn, nụ hồng ấy vẫn luôn tươi mãi và vẫn thao thức những nỗi niềm...

Có thể bạn quan tâm

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...