Đường đến trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Google Maps thường cho tôi câu trả lời về những con đường. Khi không còn lo âu lúc đứng trước một ngã ba hay lạc lối về nhà, tôi lại sợ rằng mình sẽ quên lãng những ký ức đã in dấu đôi chân mình. Dù ngày ngày chen từng bánh xe trên đường, kẹt cứng ở các nút thắt giao thông hay dắt xe, dầm mưa lội phố nhưng ai cũng có lối đi riêng. Ngẫm ra, chỉ có con đường đến trường là hồn nhiên và thành thật nhất.

Với tôi, đó là con đường mà chỉ mấy hôm trước ngày khai giảng, tình cờ tôi mới phát hiện ra. Ngày đó, thế hệ học sinh chúng tôi chưa có khái niệm làm quen với lớp 1 hay “tiền tiểu học”. Một chiều, đang nô nghịch với chúng bạn, bỗng nhiên chị cả đi tìm. Chị gọi tôi về nhà ngay, cha mẹ đang đợi. Vừa bước chân về đến nhà, tôi đã nghe cha bảo từ mai con sẽ đến trường. Tôi thoáng nghĩ đến việc phải bỏ những cái bẫy, cái nỏ, phải xa những trò vui thơ trẻ.

Tôi quyết định khám phá ngôi trường theo cách của riêng mình. Quyết định là thế, nhưng mà đến lúc đi, đôi chân tôi lâu nay vốn hăm hở, mạnh dạn lại bỗng trở nên nhút nhát, rón rén bước từng bước nhỏ trên lối mòn theo hướng tay cha chỉ. Đi mãi, ngôi trường cũng hiện ra, đó là những dãy nhà bình yên nằm trên một sườn đồi, có lá cờ đỏ thắm bay phấp phới. Tôi ngó vào những phòng học không có cửa, ngắm mãi cái bục giảng được tôn lên cao hơn nền lớp. Nhìn quanh một chặp, tôi thấy nơi góc lớp còn vương đôi mẩu phấn trắng, vài mẩu giấy còn ghi lại những con số, nét chữ, gần đấy là một phần của chiếc thước kẻ, rồi compa. Mái trường đơn sơ nhưng tựa như một thế giới mới lạ, đầy sức hút.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Ngày hôm sau, tôi theo cha đến trường với một cảm xúc thật khác. Vẫn nắng, vẫn gió, vẫn cỏ hoa quen thuộc mà ngỡ như đang đến một chân trời mới. Bên hông tôi là chiếc cặp da cũ to đựng sách, vở mới cùng cây bút chì. Tôi cứ ngỡ giờ học chỉ diễn ra chớp nhoáng như một trò chơi, thế nhưng, chúng tôi đã bị thu hút bởi giọng giảng bài hấp dẫn của cô giáo lúc nào không hay. Bài học về cái trống trường, khi nó vang lên đã vọng đến xóm núi của tôi như thúc giục chúng tôi.

Nhiều năm qua đi, phải đến hôm gần đây, tôi mới có dịp đi lại trên con đường ấy. Hàng cây bên đường vẫn xanh tươi, che bóng mát cho những lứa học trò mới. Trước khi đến lớp, các em sẽ được nghe lũ chim “hát” những bài ca lảnh lót, véo von. Những đàn bướm vàng mải mê quấn quýt nhau trong nắng thu, những viên sỏi dưới chân như cùng lăn tới lớp. Khác với hành trình mưu sinh đầy gấp gáp của tôi hôm nay, con đường đến trường của các thế hệ học trò quê tôi vẫn là những sớm mai trong lành hương rừng cùng biết bao háo hức trên hành trình tiếp nhận tri thức.

Tôi hôm nay, dù cố níu giữ tâm hồn mình như người thả diều gìn giữ sợi dây nhưng cuối cùng số phận vẫn là cơn gió mạnh giật khỏi tay tôi quyền tự quyết ấy. Cuộc sống mưu sinh buộc chúng ta phải bon chen, phải đi trên những con đường khác nhau để có danh vị, thu nhập để bằng bạn bằng bè. Ai rồi cũng phải đối diện với những cột đèn tín hiệu, những ngã ba, ngã tư buộc ta phải lựa chọn đi tiếp hay từ bỏ. Thế mới biết, khi người ta đã lớn, đường không chỉ để đi mà còn là sự trả giá của mỗi người.

Khi nhận ra cần phải sống chậm, đi chậm trong thế nhân này thì đã không còn trẻ. Và, hình như ta đã lãng quên ở đâu đây từng có một con đường của riêng mình thuở còn đầu trần, chân đất, đồng hành cùng ong bướm, chim muông và luôn thành thật với chính bản thân mình. Để hôm nay, được đi lại trên con đường đến trường, tìm lại chút hương thuở hoa niên mà hít hà cho căng lồng ngực, với tôi, đó là niềm hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm

Nồng nàn phố

Nồng nàn phố

(GLO)- Tiết trời đã bắt đầu chuyển sâu vào hạ. Những đợt nắng nóng nối nhau làm cho cả con người lẫn cỏ cây “khó ở”.
Phố khuya

Phố khuya

(GLO)- Thỉnh thoảng có việc ra ngoài, trở về nhà khi trời đã ngả dần về khuya, tôi thường chạy xe thật chậm. Dường như những lúc đó, luôn có một lý do níu tôi chậm lại để quan sát một đời sống khác, khi phố đã vào đêm.
Phố hoa

Phố hoa

(GLO)- Pleiku những ngày chớm hạ đủ sắc hoa rực rỡ, từ hoa dầu, hoa giấy đến bằng lăng, muồng hoàng yến, điệp vàng, phượng tím...
Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

(GLO)- Đôi khi, lòng hay tự hỏi: hoàng hôn dành cho ai, cho người trẻ hay tuổi già? Có phải, hoàng hôn ẩn dụ cho những gì đang gói ghém đi về miền xa cuối? Nó bầu bạn với cô đơn và gợi nhắc cái lụi tàn.
Rau dớn

Rau dớn

(GLO)- Khi đi ngang qua hàng rau trong chợ, tôi đã dừng chân thật lâu trước những bó rau dớn xanh mướt, non mởn của bà con Jrai đem bán. Lâu lắm rồi, tôi mới thấy món rau dân dã này. Bao kỷ niệm chợt ùa về trong tôi. Không trả giá, tôi nhanh chóng mua ngay vài bó mang về.

Mùa trâm chín

Mùa trâm chín

(GLO)- Thấy cô bạn chia sẻ hình ảnh những quả trâm chín đựng trong chiếc nón lá với dòng status “Tuổi thơ dữ dội”, lòng tôi trào dâng bao hoài niệm. Những quả trâm chín tím mọng kia chính là một phần của tuổi thơ tôi.
Những cái nắm tay

Những cái nắm tay

(GLO)- “Gặp nhau tay bắt mặt mừng” từ lâu đã thành câu cửa miệng khi nói về giao tiếp và ứng xử trong giao tiếp. Điều này thể hiện sự bặt thiệp của đôi bên.
Bát nước chè xanh

Bát nước chè xanh

(GLO)- Hồi trước, cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ thường uống nước lá vối. Đây là thứ lá rất dễ trồng ở vườn nhà, nước vàng xanh có mùi tinh dầu thơm thoang thoảng.
Khúc giao mùa

Khúc giao mùa

(GLO)- Mấy hôm nay, phố núi Pleiku có dấu hiệu chuyển mùa đổi tiết. Bầu trời không xanh trong miên man như những tháng đầu mùa khô, dù mỗi buổi mai, nắng vẫn ửng vàng trên những vòm cây xanh sẫm.
Cô bán rau

Cô bán rau

Huệ bán rau ở phố này cũng đã hơn hai năm. Ấy vậy mà chẳng ai hỏi tên Huệ là gì. Nếu cần mua rau, người ta chỉ ới một câu trống không: "Này, rau"... là cô đã quay ngay lại rồi.
Trà my quyến rũ

Trà my quyến rũ

(GLO)- Năm ấy, người bạn là kỹ sư nông nghiệp đem đến nhà tặng tôi một cây trà my nhỏ xinh, được trồng trong chậu đất. Trân quý tình bạn, tôi đem cây trồng ở mảnh đất nhỏ trước hiên nhà.