Chương trình nghệ thuật 'Sao Độc lập' tôn vinh sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tối 1/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân Dân, Thành ủy-Hội đồng nhân dân-Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật 'Sao Độc lập' 2023 nhân kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945-19/8/2023) và Quốc khánh 2/9.
Ca khúc Giải phóng Điện Biên do các ca sĩ Đông Hùng, Đinh Quang Đạt, Đức Trung, Đức Thọ cùng tập thể múa biểu diễn tại Sao Độc lập 2023. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Ca khúc Giải phóng Điện Biên do các ca sĩ Đông Hùng, Đinh Quang Đạt, Đức Trung, Đức Thọ cùng tập thể múa biểu diễn tại Sao Độc lập 2023. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Tham dự chương trình có các đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

Cùng đến dự còn có các đồng chí Phạm Minh Tuấn, Phó Tổng Biên tập phụ trách Tạp chí Cộng sản, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam; Vũ Trọng Lâm, Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch...

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật "Sao Độc lập". (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật "Sao Độc lập". (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Chương trình còn có sự hiện diện của các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản cùng các đại biểu lão thành cách mạng, người có công qua các thời kỳ kháng chiến đến từ tỉnh Tuyên Quang, Thủ đô Hà Nội và các đồng chí cán bộ, chiến sĩ có nhiều thành tích trong công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc đến từ Quân chủng Hải quân.

Nhiều điểm mới, sáng tạo trong Sao Độc lập 2023

“Sao Độc lập” là hoạt động thường niên để chào mừng kỷ niệm sự kiện trọng đại của dân tộc, góp phần nhắc nhở mọi người dân Việt Nam luôn tri ân và khắc sâu những công lao hy sinh to lớn của lớp cha ông đi trước; đồng thời hồi tưởng lại chặng đường lịch sử gian khổ và hào hùng, thêm thấu hiểu và trân quý giá trị của hòa bình, độc lập, tự do hôm nay.

Chương trình Sao Độc lập năm 2023 có nhiều điểm đổi mới so với các lần tổ chức trước đó. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Chương trình Sao Độc lập năm 2023 có nhiều điểm đổi mới so với các lần tổ chức trước đó. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

“Sao Độc lập” năm 2023 có nhiều điểm mới sáng tạo trong tổ chức chương trình. Kịch bản được kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa yếu tố chất lượng nghệ thuật và ý nghĩa chính trị, phản ánh khái quát, có trọng tâm quá trình 78 năm độc lập và tự chủ, kiên định theo con đường chủ nghĩa xã hội của đất nước ta kể từ Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9/1945; đồng thời thể hiện quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Toàn cảnh chương trình nghệ thuật Sao Độc lập. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Toàn cảnh chương trình nghệ thuật Sao Độc lập. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Sao Độc lập” gồm 2 phần, thể hiện 2 giai đoạn “Mùa thu cách mạng - toàn dân tộc đoàn kết, đồng lòng dựng xây nền độc lập"“Mùa thu khát vọng - cả nước vững tin, bền chí bước tới thành công". Sự đan xen giữa 2 phóng sự trung tâm và 15 tiết mục nghệ thuật với các ca khúc cách mạng hùng tráng, ca khúc nhạc trẻ, nhạc trữ tình, được dàn dựng công phu, phối khí ấn tượng, tương tác hình ảnh cao, tạo thành một tổng thể hàm chứa những thông điệp, nội hàm về sức mạnh dân tộc, ý chí quật cường trong từng giai đoạn cách mạng của nhân dân ta.

Đoàn kết, đồng lòng xây dựng nền độc lập

Phần 1 của chương trình mở đầu bằng phóng sự Khát vọng độc lập. Thông qua câu chuyện về những cựu tù Hỏa Lò, bí mật lấy chăn làm cờ Tổ quốc, cùng nhau hát Quốc ca trong đêm giao thừa, phóng sự đã nêu bật lòng yêu nước của người dân Việt Nam và khí chất của những chiến sĩ cách mạng. Trong lao tù, dù chịu sự tra tấn dã man của kẻ thù, nhưng ý chí của người cách mạng không bị dập tắt mà ngày càng được nhân lên, khát khao ngày đất nước được độc lập, mỗi người dân đều được tự do.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam tặng quà các đại biểu người có công với cách mạng đến từ tỉnh Tuyên Quang và Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam tặng quà các đại biểu người có công với cách mạng đến từ tỉnh Tuyên Quang và Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Trong khuôn khổ của chương trình “Sao Độc lập”, Ban Tổ chức đã trao tặng quà, hoa cho 20 đại biểu là những người có công với cách mạng đến từ tỉnh Tuyên Quang và Thủ đô Hà Nội và các chiến sĩ hải quân tiêu biểu đã có nhiều cống hiến trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Những phần quà ý nghĩa thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta; đồng thời, đây cũng là sự trân trọng, là lời hứa của thế hệ hôm nay sẽ luôn nỗ lực gìn giữ, phát triển mọi thành quả mà thế hệ cha anh đã dày công đấu tranh, vun đắp.

Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cùng đồng chí Phạm Minh Tuấn, Phó Tổng Biên tập phụ trách Tạp chí Cộng sản, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam tặng quà các chiến sĩ hải quân tiêu biểu đã có nhiều cống hiến trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cùng đồng chí Phạm Minh Tuấn, Phó Tổng Biên tập phụ trách Tạp chí Cộng sản, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam tặng quà các chiến sĩ hải quân tiêu biểu đã có nhiều cống hiến trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Cũng theo Ban Tổ chức, trong những năm tiếp theo, Sao Độc Lập sẽ tôn vinh thêm các cán bộ, đảng viên và nhân dân trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, lứa tuổi vì những cống hiến đáng ghi nhận cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

NSƯT Đăng Dương biểu diễn ca khúc Du kích sông Thao của nhạc sĩ Đỗ Nhuận tại Sao Độc lập năm 2023. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

NSƯT Đăng Dương biểu diễn ca khúc Du kích sông Thao của nhạc sĩ Đỗ Nhuận tại Sao Độc lập năm 2023. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Ngay sau phần trao quà, khán giả được đắm chìm trong không gian nghệ thuật, cùng hồi tưởng lại những năm tháng đầy gian lao mà anh dũng, kiên cường của dân tộc, với âm hưởng vừa vui tươi, khí thế, vừa hào hùng, xúc động và đầy tự hào của các tác phẩm: Liên khúc “Cờ Việt Minh - Lá cờ Tháng Tám", "Du kích sông Thao", "Rừng Tuyên Quang in bóng Tân Trào", "Giải phóng Điện Biên", "Tiến về Hà Nội", "Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam", "Tượng đài chiến thắng".

Vững tin, bền chí bước tới thành công

Tiếp nối những không gian ký ức của một thời khói lửa, phần 2 của chương trình với chủ đề "Vững tin, bền chí bước tới thành công" đã nêu bật được những thành tựu quan trọng cũng như những khó khăn, thách thức hiện tại, đòi hỏi thế hệ hôm nay phải có đủ ý chí và bản lĩnh vững vàng để vượt qua.

NSND Hoàng Tú cùng Dàn nhạc và tốp múa nữ với màn biểu diễn tác phẩm Cung đàn đất nước của nhạc sĩ Xuân Khải. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

NSND Hoàng Tú cùng Dàn nhạc và tốp múa nữ với màn biểu diễn tác phẩm Cung đàn đất nước của nhạc sĩ Xuân Khải. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Mở đầu phần 2 là phóng sự có chủ đề "Bản lĩnh Việt Nam". Phóng sự đã điểm qua một số giai đoạn khó khăn mà đất nước phải đối mặt trong suốt chặng đường từ ngày giành được độc lập đến nay, nhưng mỗi lần gặp khó khăn, cả dân tộc lại càng thêm đoàn kết, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả dân tộc lại vững vàng vượt qua và giành được những thành tựu quan trọng.

Theo đánh giá chung, tổng thể chương trình Sao Độc lập năm 2023 đã lột tả rõ mục tiêu, định hướng, mong muốn của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Trung ương Đảng trong những năm tới và nhiều năm tiếp theo nhằm đưa đất nước đạt được những thành tựu mới trong công cuộc hội nhập và phát triển

Ngay sau đó, khán giả tiếp tục được thưởng thức những giai điệu ngọt ngào của các ca khúc "Cung đàn đất nước", "Thênh thang đường mới", "Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng", "Nam quốc sơn hà", "Việt Nam tôi", "Xin cúi đầu, xin biết ơn", "Ý chí Việt Nam", "Giai điệu Tổ quốc". Tất cả đều chan chứa tình yêu quê hương, đất nước, thể hiện khát khao khẳng định mình, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc của mỗi người dân Việt Nam.

Ca khúc Thênh thang đường mới được các ca sĩ Hồng Dung, Đức Thọ, Bảo Trâm, Đức Trung và tập thể múa biểu diễn tại chương trình. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Ca khúc Thênh thang đường mới được các ca sĩ Hồng Dung, Đức Thọ, Bảo Trâm, Đức Trung và tập thể múa biểu diễn tại chương trình. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Chương trình nghệ thuật “Sao Độc lập” kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 khép lại với niềm tự hào dân tộc, niềm tin về một quốc gia phát triển hùng cường.

“Sao Độc lập” đã trở thành một chương trình thường niên, được đông đảo các đồng chí lão thành cách mạng, nhân sĩ trí thức cùng đông đảo đảng viên và quần chúng nhân dân đón chờ vào những ngày thu Tháng Tám. Với nội dung nghệ thuật đặc sắc, khắc họa những giá trị văn hóa, lịch sử cao đẹp về tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của nhiều thế hệ người Việt Nam anh hùng trong đấu tranh, xây dựng và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Những giá trị ấy đã và đang tiếp thêm ngọn lửa truyền thống để các thế hệ hôm nay tiếp tục vượt qua khó khăn, thách thức, đoàn kết một lòng, xây dựng và bảo vệ đất nước ta bền vững, hùng mạnh, trường tồn.

Có thể bạn quan tâm

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

(GLO)- Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) hơn nửa thế kỷ trước có gì thú vị? Triển lãm ảnh “Ký ức Pleiku” diễn ra tại Bảo tàng tỉnh từ ngày 24-1 đến 21-2 đưa người xem bước vào chuyến du hành trở về Pleiku xưa, thêm cơ sở so sánh với sự phát triển không ngừng của đô thị trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên.

Cỏ xanh về phía cũ

Cỏ xanh về phía cũ

(GLO)- Bài thơ “Cỏ xanh về phía cũ” của Vân Phi như một bức tranh ký ức trầm lắng về mái ấm gia đình, nơi thời gian dường như lặng lẽ quay trở lại qua những hình ảnh quen thuộc, giản dị thấm đượm tình cảm và ký ức sâu sắc khiến người ta thổn thức.

Người gùi hơ’mon về đâu

Người gùi hơ’mon về đâu

(GLO)- Bài thơ Người gùi hơ’mon về đâu của Vân Phi mở ra không gian đẫm hơi men rượu cần, tiếng hát lẫn trong gió khuya và những ký ức chảy trôi theo thời gian, mơ hồ giữa hiện thực và quá khứ. Tất cả như gợi lên sự tiếc nuối, khắc khoải về một giá trị của truyền thống đang dần phai nhạt.

Nhịp xoang

Nhịp xoang

(GLO)- Bài thơ "Nhịp xoang" của Nguyễn Đình Phê mang đậm hơi thở văn hóa Tây Nguyên, tái hiện không khí lễ hội cồng chiêng rộn ràng, nơi con người hòa cùng thiên nhiên và thần linh. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp văn hóa mà còn truyền tải tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

(GLO)- Bài thơ "Lời hẹn" của Sơn Trần không chỉ mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là những hẹn ước, kỳ vọng về sự trở về, đoàn tụ, gắn kết. Hình ảnh trong thơ vừa thực tế, vừa thi vị, mang đến cho người đọc cảm nhận ấm áp về tình yêu quê hương, về sự đổi thay tươi đẹp của đất trời vào xuân.

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

(GLO)- "Xuân dậy thì" của tác giả Vân Phi mang đến những xúc cảm thanh tân về mùa xuân và tình yêu, đưa chúng ta vào không gian tràn đầy sức sống của một buổi sáng quê hương. Mùa xuân được nhen lên trên từng chồi non lộc biếc, và mùa xuân cũng bắt đầu khi tình yêu có những hồi đáp ngọt ngào...

Nụ cười Tây Nguyên

Nụ cười Tây Nguyên

(GLO)- Đi tìm nụ cười Tây Nguyên chính là tìm đến cái đẹp nguyên sơ. Nó ẩn sâu trong đôi mắt, nó hé nhìn qua đôi tay trong vũ điệu, nó giấu mình sau chiếc gùi đầy ắp lúa, bắp và nó cũng chân tình, e ấp khi nói lời thương. Nụ cười ấy hồn hậu, sâu lắng và tự nhiên như núi rừng, sông suối.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.