Chung tay vì một Việt Nam xanh, sạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Theo thông tin từ Ngân hàng Thế giới, mỗi năm Việt Nam chi hơn 14.300 tỷ đồng cho xử lý rác sinh hoạt, chỉ bằng 0,23% GDP, thấp hơn một nửa so với chi phí bình quân toàn cầu (0,5% GDP).

Dựa trên mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại một số đô thị lớn của nước ta, chuyên gia Ashraf El-Arini (Ngân hàng Thế giới) cho biết, kinh phí dành cho xử lý chất thải sinh hoạt thấp hơn 5-8 lần so với các quốc gia có thu nhập trung bình khác. Mặc dù Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã chỉ rõ chủ nguồn thải phải chịu đầy đủ chi phí quản lý chất thải rắn và chịu trách nhiệm với chất thải, nhưng thực tế, nguồn kinh phí hiện nay (bao gồm ngân sách nhà nước và nguồn đóng góp của các chủ nguồn thải) chỉ đủ để trang trải chi phí thu gom và vận chuyển, chứ không đủ cho chi phí xử lý và tiêu hủy hợp vệ sinh, đảm bảo tính bền vững về môi trường.

Công nhận thực tế này, TS Phạm Văn Khánh, Trưởng ban Kinh tế Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nhận định, các dự án xử lý rác nặng trách nhiệm xã hội, hiệu quả về kinh tế thấp; doanh nghiệp đứng trước rủi ro rất cao bị người dân phản ứng, có khi đến mức gay gắt, cực đoan, nên các ngân hàng thương mại không mặn mà cho vay, nhà đầu tư cũng ngần ngại.

Để khắc phục tình trạng này, trước hết, cần căn cứ vào đặc điểm của từng địa phương, khu vực để nghiên cứu, áp dụng mô hình thu gom, xử lý phù hợp nhất theo phương châm “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”. Việc xử lý rác thải chắc chắn không thể giống nhau như đúc khuôn ở khu vực đồng bằng, trung du, miền núi, ở một huyện đảo hay đô thị đất chật người đông. Để có được mô hình phù hợp, bên cạnh việc cân nhắc đặc điểm địa lý, xã hội của từng khu vực cụ thể, cần phải có nguồn rác đã được phân loại, trên cơ sở đó mới lựa chọn được công nghệ phù hợp nhất với chi phí rẻ nhất.

Bên cạnh đó, về khía cạnh tài chính, một trong những việc quan trọng cần làm là tính đúng, tính đủ chi phí; thông tin minh bạch, rõ ràng đến các chủ nguồn thải để họ đóng góp đầy đủ kinh phí. Không chỉ đầu vào, mà các sản phẩm đầu ra của rác thải (điện, phân bón…) cũng cần được tính đến trong những bài toán kinh tế sòng phẳng, từ đó khuyến khích các loại hình doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

Cùng với đó, cần bổ sung các tiêu chuẩn, hướng dẫn cho hoạt động thu gom, xử lý rác thải để người dân, doanh nghiệp đã tuân thủ tốt được hưởng dịch vụ xứng đáng với đóng góp của họ, đảm bảo môi trường bền vững; đồng thời đẩy mạnh thanh tra, giám sát để xử lý thích đáng những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

Cần nói thêm rằng, rác thải là một nguồn tài nguyên quan trọng nếu biết khai thác. Nhưng đây là vấn đề không thể xử lý khoanh gọn trong phạm vi một đơn vị hành chính. Cả trên khía cạnh chi phí và tác động xã hội, các địa phương trong vùng cần tính toán, liên kết xây dựng khu xử lý với vị trí, quy mô và công nghệ tương thích để tối ưu hóa hiệu quả xử lý rác thải.

Rác thải và các sự cố liên quan đến các nhà máy xử lý rác thải đã và đang không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của người dân mà còn ảnh hưởng tới nhiều hoạt động khác của đất nước. Đơn cử như du lịch…, không ít khách quốc tế đã tỏ thái độ bức xúc trước tình trạng rác thải vương vãi khắp nơi. Chưa hết, tình trạng ô nhiễm nước, đất đang ảnh hưởng tiêu cực tới nông nghiệp, nuôi thủy hải sản. Mặc dù việc kêu gọi đầu tư vào xử lý rác thải đã được giao cho các địa phương chịu trách nhiệm chính nhưng ngành tài nguyên - môi trường, kế hoạch - đầu tư, xây dựng… cũng không thể “vô can” trước thực trạng “bể trận” rác thải như hiện nay. Đây là lúc các bộ, ngành liên quan phải xắn tay cùng địa phương xây dựng các tiêu chí, chọn lựa được giải pháp đầu tư phù hợp… vì một Việt Nam xanh, sạch.

Có thể bạn quan tâm

Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Triển vọng rõ ràng

Triển vọng rõ ràng

Bên lề hội nghị Fitch On Vietnam 2024 diễn ra cuối tháng 8 vừa qua, người viết đã có cuộc phỏng vấn các quản lý khu vực của Hãng đánh giá tín nhiệm tín dụng Fitch Ratings.
Chiến dịch thần tốc và kỷ lục

Chiến dịch thần tốc và kỷ lục

Sáng 29.8 vừa qua, đường dây tải điện 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) đã được khánh thành - ghi dấu mốc kỷ lục không chỉ của ngành điện mà hơn hết là dấu ấn sức mạnh tổng lực toàn quân, toàn dân "biến những điều không thể thành có thể".
'Xây tổ' cho ngành du lịch

'Xây tổ' cho ngành du lịch

Những ngày cuối tháng 8 này, Việt Nam đã đón đoàn du khách 4.500 người thuộc một tập đoàn dược phẩm Ấn Độ đến tham quan, vui chơi tại Hà Nội, Hạ Long, Ninh Bình. Đây là sự kiện phấn khởi của ngành du lịch nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Chế định đặc xá thể hiện rõ quan điểm, chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Nhà nước ta

Chế định đặc xá thể hiện rõ quan điểm, chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Nhà nước ta

Những năm qua, nhiều đợt đặc xá lớn do Chủ tịch nước quyết định đã được tiến hành nhân các sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước, tạo điều kiện cho hàng chục nghìn người có quá trình cải tạo, lao động, học tập tốt sớm trở về tái hòa nhập với cộng đồng, xã hội và từng bước làm lại cuộc đời.

Đừng tạo cơ hội cho sai phạm

Đừng tạo cơ hội cho sai phạm

Việc Bộ GD-ĐT dự kiến tăng tỷ lệ xét tốt nghiệp THPT bằng kết quả học bạ 3 năm THPT gây bất ngờ với dư luận xã hội, nhưng những người "trong cuộc" đã lờ mờ nhận ra kỳ thi này có thể không còn một mục tiêu duy nhất như tên gọi của nó.
Khóc - cười, đỗ - trượt

Khóc - cười, đỗ - trượt

Gần 1.600 học sinh dự thi lớp 10 năm học 2024-2025 của tỉnh Thái Bình bị sai điểm vì một lỗi hết sức ngớ ngẩn là Hội đồng chấm thi Sở GD&ĐT Thái Bình thực hiện sai quy trình hồi phách bài thi tự luận.
Choáng với giá thuê mặt bằng

Choáng với giá thuê mặt bằng

Sau 7 năm hoạt động, quán cà phê Starbucks Reserve có vị trí đắc địa nhất TP.HCM của thương hiệu này bất ngờ thông báo sẽ đóng cửa từ ngày 26.8. Nguyên nhân chính được cho là do tiền thuê mặt bằng cao ngất ngưởng.
Chuyện 'Tái ông thất mã' ở Bệnh viện K

Chuyện 'Tái ông thất mã' ở Bệnh viện K

Vụ bê bối ở Bệnh viện K bùng nổ sau clip của chị Đậu Thanh Tâm phản ánh mỗi lần bệnh nhân xạ trị tại đây phải mất 200.000 đồng. Đây là vấn đề nhức nhối, đã râm ran từ lâu nên dư luận lập tức "nổi sóng" với những phản ứng cực kỳ gay gắt.