Tìm mình trên phố cũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Tôi sống cách thành phố không xa, chỉ non một giờ xe chạy, thế mà chẳng mấy khi được chạy xe về thành phố. Một giờ ấy đã dành cho đủ thứ việc từ đi lấy tin, viết bài, đưa đón con đi học, thậm chí chỉ ngồi cà phê tán gẫu với bạn bè. Ai cũng sẽ keo kiệt với bản thân như thế chăng? Có lẽ là chỉ đúng với những người chưa tìm thấy chính con người mình.

Gia đình tôi đã chuyển ra ở phố mới, một khu đất được mở ra từ việc san lấp đất trũng và bạt đồi. Những ngôi nhà mới mọc lên với màu sơn tươi sáng, đường kẻ thẳng tắp, cột đèn tỏa chiếu ánh vàng trong đêm phủ sương của phố núi. Từ sớm thức dậy cho đến đêm muộn đều một nhịp bình lặng, mới mẻ, ngăn nắp nhưng buồn tẻ như thế. Đôi khi, tôi cũng mơ hồ, chẳng biết có phải vì phố chưa đủ thời gian để tạo ra sự ấm áp hay không.

Trong bữa cơm, bỗng mẹ tôi bảo: “Lâu rồi, không biết phố cũ giờ thế nào nhỉ?”. Tôi trả lời vu vơ cho qua bữa bởi cũng đã lâu lắm rồi tôi không ghé qua. Khu phố vừa ngoằn ngoèo, vừa gập ghềnh những ổ gà bởi con đường cũ đã đứt gãy sau bao tháng năm ròng rã “gánh” trên lưng những chuyến xe chở gỗ, chở vật liệu xây dựng. Thi thoảng, tôi vẫn nhận ra vài người trên phố ấy bởi bụi bặm bám trên áo, bùn đất bắn trên quần và giày dép của họ. Nếu phải nghe họ kể thì đến nẫu ruột bởi những chuyện đã cũ mèm theo thời gian… Tôi còn trẻ, tôi sợ phải đối diện với đơn sơ, thiếu thốn một thời, sợ đi về qua phố cũ tưởng như sợ bị giam cầm vào quá khứ nghèo khó.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Dường như ai cũng từng xa lánh một con đường như thế. Cho đến một ngày, con đường mới bị sạt lở sau trận lũ, người ta buộc phải đi lại con đường nhỏ, vòng vèo xưa kia. Lúc này, tôi mới biết nó đã được trải nhựa phẳng phiu, không còn những bụi bặm, gồ ghề, những chiếc xe chở đất đỏ. Sự trở lại này khiến tôi ngỡ ngàng. Vẫn còn đó cái khung cửa sổ màu xanh dương đầu phố, nơi một thời tôi đã từng ngước lên mỗi khi đi qua bởi hình bóng cô gái với đôi bím tóc. Một ngôi nhà ốp đá làm theo kiến trúc xưa gợi sự ấm áp, bền vững. Một quán tạp hóa nhỏ, người bán hàng thường bán những cuốn sách cũ, những tờ báo cũ nhưng có những bài rất đặc sắc. Trước khi bán, bà giáo già thường giảng giải về bài học của tư duy, của tuổi trẻ như lịch sử vùng đất này, dòng họ này, trong chiến tranh như thế nào…

Phố xưa có một cây cầu nhỏ, dòng suối lúc nào cũng trong mát, tôi từng thả những chiếc thuyền giấy xuống đó vào mỗi buổi trưa cho đến khi lớn lên và hiểu được rằng ước mơ nào cũng sẽ trôi dạt như chính số phận của mình. Chắc đã có nhiều đứa trẻ từng cả tin gửi ước mơ của mình như thế.

Con người sinh ra ai cũng muốn đi trên con đường ngắn nhất. Tôi cũng từng đi trên con đường này, nhưng rồi đã có một con đường khác ngắn hơn, thuận tiện hơn. Lúc trẻ, mọi sự lựa chọn đều dứt khoát, lạnh lùng, đến khi già đi ta mới thấy đôi khi hạnh phúc cũng cần thăng trầm, vòng vo, mất mát, thua thiệt… bởi chỉ có như thế mới tìm thấy bản thân mình.

Khi mùa nóng đã cận kề, bầu trời cao rộng, những hàng cây đã xanh um, nắng và tiếng chim gọi những ô cửa sổ mở ra phía con đường, tôi thấy con phố xưa càng thân thuộc. Hình như trên mỗi khúc cua, mỗi ô cửa kia đều gửi gắm một chút tâm hồn mình nơi này. Tôi tìm mình trên phố cũ, phố nhận ra tôi như đứa trẻ hôm nào.

Có thể bạn quan tâm

Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

(GLO)- Đôi khi, lòng hay tự hỏi: hoàng hôn dành cho ai, cho người trẻ hay tuổi già? Có phải, hoàng hôn ẩn dụ cho những gì đang gói ghém đi về miền xa cuối? Nó bầu bạn với cô đơn và gợi nhắc cái lụi tàn.
Rau dớn

Rau dớn

(GLO)- Khi đi ngang qua hàng rau trong chợ, tôi đã dừng chân thật lâu trước những bó rau dớn xanh mướt, non mởn của bà con Jrai đem bán. Lâu lắm rồi, tôi mới thấy món rau dân dã này. Bao kỷ niệm chợt ùa về trong tôi. Không trả giá, tôi nhanh chóng mua ngay vài bó mang về.

Mùa gặt

Mùa gặt

(GLO)- Nhắc đến Gia Lai, nhiều người sẽ nghĩ đến những dãy núi cao trùng điệp, những cánh rừng bạt ngàn xanh ngát, những rẫy cà phê, cao su ngút ngàn trên đất đỏ bazan trù phú.
Ly cà phê tím

Ly cà phê tím

Sông Túy Loan tím ngát. Những vệt ráng mây in bóng tím. Dãy núi xa xa in bóng tím. Đó là khi hoàng hôn, khi trời nước hoàng hôn, khi lòng người hoàng hôn! Nước nhuốm màu tâm trạng gã “trai Quảng” đã cũ, đã đi qua quãng đời gập ghềnh, sóng gió, nay về soi mặt vào sông quê.
Khoảng lặng bình yên

Khoảng lặng bình yên

(GLO)- Hàng ngày, cửa sổ phòng tôi vẫn mở về phía núi. Lâu nay, tôi vẫn nghĩ, chỉ cần phóng tầm mắt ra xa, nhấp một ngụm trà là đã có thể tự hào với bạn bè rằng mình thuộc về núi rừng và phố núi luôn là “background” phía sau cuộc đời mình.
Những cái nắm tay

Những cái nắm tay

(GLO)- “Gặp nhau tay bắt mặt mừng” từ lâu đã thành câu cửa miệng khi nói về giao tiếp và ứng xử trong giao tiếp. Điều này thể hiện sự bặt thiệp của đôi bên.
Bát nước chè xanh

Bát nước chè xanh

(GLO)- Hồi trước, cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ thường uống nước lá vối. Đây là thứ lá rất dễ trồng ở vườn nhà, nước vàng xanh có mùi tinh dầu thơm thoang thoảng.
Khúc giao mùa

Khúc giao mùa

(GLO)- Mấy hôm nay, phố núi Pleiku có dấu hiệu chuyển mùa đổi tiết. Bầu trời không xanh trong miên man như những tháng đầu mùa khô, dù mỗi buổi mai, nắng vẫn ửng vàng trên những vòm cây xanh sẫm.
Cô bán rau

Cô bán rau

Huệ bán rau ở phố này cũng đã hơn hai năm. Ấy vậy mà chẳng ai hỏi tên Huệ là gì. Nếu cần mua rau, người ta chỉ ới một câu trống không: "Này, rau"... là cô đã quay ngay lại rồi.
Trà my quyến rũ

Trà my quyến rũ

(GLO)- Năm ấy, người bạn là kỹ sư nông nghiệp đem đến nhà tặng tôi một cây trà my nhỏ xinh, được trồng trong chậu đất. Trân quý tình bạn, tôi đem cây trồng ở mảnh đất nhỏ trước hiên nhà.
Đợi mùa măng le

Đợi mùa măng le

(GLO)- Khi mới sáng sớm mà trời dày đặc sương và ngày nắng nóng lên đến cực điểm là Tây Nguyên chuẩn bị bước sang mùa mưa, mùa của xanh lúa, xanh nương, mùa thu hoạch của bao nhiêu sản vật dưới tán rừng...