Từ "vua gạo" đến "vua rượu" xứ Đông Dương

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Với mục đích vạch trần chế độ độc quyền rượu “thất nhân tâm” vào loại bậc nhất trong nền cai trị của thực dân Pháp suốt 30 năm ở Đông Dương, nhưng nhờ cách viết tài hoa của mình, tác giả Gerard Sasgas đan xen trong sách Độc quyền rượu và chế độ thuộc địa Pháp ở Đông Dương (do NXB Tổng hợp TP.HCM vừa ấn hành) cả bề dày văn hóa, lịch sử, khoa học kỹ thuật xứ này.
Ai từng soán ngôi “trùm” rượu, bất động sản Sài Gòn ?
Nhờ sự bảo hộ của nhà nước thuộc địa, Sài Gòn giai đoạn 1870 - 1889, tên tuổi thương nhân Quảng Đông Wangtai (Vương Đại) nổi lên như cồn. Đại gia này sở hữu nhà máy gạo lớn nhất Chợ Lớn và là chủ của bang hội quản lý lĩnh vực trưng rượu Cao Miên, thường xuyên trúng thầu nhập khẩu rượu miễn thuế từ Nam kỳ, nhờ vào tài “đi đêm” với Giám đốc Sở Công quản khi đó. Sự phất lên từ rượu, gạo, cầm đồ, thuốc phiện… đã giúp Vương Đại trở thành một trong những đại gia sở hữu bất động sản lớn nhất ở Sài Gòn, Chợ Lớn.
 
Tòa nhà của đại gia Wangtai bên cạnh cột cờ Thủ Ngữ từng là tòa thị chính đầu tiên ở Sài Gòn. Ảnh: THƯ VIỆN QUỐC GIA PHÁP
Tòa nhà của đại gia Wangtai bên cạnh cột cờ Thủ Ngữ từng là tòa thị chính đầu tiên ở Sài Gòn. Ảnh: THƯ VIỆN QUỐC GIA PHÁP
“Tòa nhà nhiều tầng bằng gạch duy nhất của ông vào thời điểm người Pháp đặt chân đến Sài Gòn, nhanh chóng được bán cho Pháp để làm tòa thị chính đầu tiên. Ông ấy còn xây các cơ sở sản xuất gạch và gốm đầu tiên của thuộc địa, giúp ông có vị trí lý tưởng để thu lợi nhuận từ các dự án xây dựng trong những năm 1870 - 1880. Thậm chí ngày nay, khách tham quan đến Nhà thờ Đức Bà nổi tiếng vẫn còn có thể nhìn thấy những viên gạch ở đó mang nhãn hiệu Wangtai”, tác giả Gerard Sasgas viết trong sách.
Tuy nhiên, chuyện “hô mưa gọi gió” nghề rượu của những người Hoa như Wangtai bắt đầu thay đổi, khi một ngày tháng 2.1891, sĩ quan hải quân Pháp Albert Calmette được cử đến Sài Gòn. Tài liệu ít ỏi cho biết đó là sáng kiến của thứ trưởng phụ trách các vấn đề thuộc địa Etienne, theo tiến cử của nhà khoa học Louis Pasteur.
Viện Pasteur Sài Gòn là chi nhánh đầu tiên ngoài nước Pháp của Viện Pasteur Paris. Và Albert Calmette, một trong những học trò của Louis Pasteur, được giao nhiệm vụ thành lập, tổ chức và điều hành đầu tiên. Từ cơ sở tạm bợ là một lán gỗ trong khuôn viên Bệnh viện Grall, Calmette không chỉ tập trung nghiên cứu về các loại bệnh truyền nhiễm bản địa, ông đặc biệt chú tâm đến tìm hiểu men rượu Việt để đánh dạt “men Tàu”: “Vào tháng 7.1892, ông đệ trình một báo cáo dài hơn 100 trang trình bày chi tiết nghiên cứu của mình về rượu gạo của VN và Nhật Bản. Đầu tiên Calmette có danh sách 46 loại dược liệu và thảo dược tạo hương, khi kết hợp với bột gạo làm nền và nắm gạo nguyên cám, tạo nên một chiếc bánh men Tàu điển hình. Nhưng không như những nhà nghiên cứu trước đó vốn tập trung vào những loại thảo dược bí ẩn, Calmette linh cảm tác nhân của quá trình đường hóa nằm trong vỏ trấu của hạt gạo. Calmette giải mã bí ẩn của men Tàu…, mở cánh cửa cho việc sản xuất rượu gạo với quy mô công nghiệp”, sách đã dẫn tiết lộ.
Về nước, Calmette trở thành viện trưởng đầu tiên của Viện Pasteur ở Lille, nổi tiếng bằng các nghiên cứu về bệnh lao, cùng với công trình khoa học rượu gạo ở Đông Dương thành công. Sau khi liên kết lâu dài với vua gạo xứ Đông Dương A.R.Fontaine, giúp đại gia này “soán ngôi” của Vương Đại thì Calmette trở nên giàu “nứt đố đổ vách”.
 
Chân dung Albert Calmette
Chân dung Albert Calmette
Hé lộ sự ra đời của Đài Radio-Saigon
Không chỉ biết tận dụng chế độ độc quyền “thất nhân tâm” về rượu ở Đông Dương của Pháp để tìm kiếm lợi nhuận, “vua chum chum” A.R.Fontaine (từ mang hàm ý khinh thường của người Pháp dùng để gọi rượu gạo, xuất phát từ chum rượu, là loại vại to để làm nguội và chứa rượu sau khi nấu), còn là Chủ tịch và nhà sáng lập của Công ty vô tuyến Pháp - Đông Dương (CFIR). “Trạm phát sóng công suất cao nằm cách Paris 50 km về phía nam, từ đó tín hiệu sẽ được phát đi từ nửa vòng trái đất đến trạm thu phát sóng đặt tại Tân Phú (Sài Gòn), tín hiệu truyền qua dây điện thoại đến đài phát thanh mới được xây dựng của CFIR đặt tại Chí Hòa và sau đó được phát sóng đến toàn cõi Đông Dương, khắp châu Á và những nơi khác trên thế giới. Càng về sau này thì làn sóng điện từ Paris dần bị thay thế hẳn bởi các chương trình phát thanh bản xứ cho đến tháng 8.1945 khi Đài phát thanh Sài Gòn được lực lượng Việt Minh dùng để phát đi bản tin tuyên bố VN độc lập”, sách Độc quyền rượu và chế độ thuộc địa Pháp ở Đông Dương tiết lộ.
 
Bìa sách Độc quyền rượu và chế độ thuộc địa Pháp ở Đông Dương
Bìa sách Độc quyền rượu và chế độ thuộc địa Pháp ở Đông Dương
“Sự ra đời của Đài Radio-Saigon vào năm 1930 cho ta thấy Đông Dương ngày càng kết nối không chỉ với các thuộc địa khác trong đế quốc mà còn có sự hội nhập tầm toàn cầu”, tác giả Gerard Sasgas nhận định.
Điều càng bất ngờ hơn nữa, A.R.Fontaine còn là nhà bảo trợ cho tập san nổi tiếng nhất Đông Dương là Đô thành hiếu cổ (Les Amis de Vieux Hue). Trong thư viện cá nhân của ông tìm thấy vô vàn những tác phẩm của các nhà trí thức Tây học VN như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh…
Fontaine qua đời ngày 14.7.1934 trong tình trạng không có ai trong gia đình bên cạnh, chỉ có vài bạn bè.
Theo Lê Công Sơn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.
Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.