Gia Lai xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng cho vùng dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 27-12, tại TP. Pleiku, Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo “Xây dựng sản phẩm đặc trưng cho vùng dân tộc thiểu số” nhằm tiếp tục hoàn thiện mô hình mẫu về du lịch cộng đồng.

Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh, chuyên gia văn hóa du lịch; phòng Văn hoá-Thông tin các huyện, thị xã, thành phố và đại diện lãnh đạo UBND các xã: Kông Lơng Khơng (huyện Kbang), Biển Hồ (TP. Pleiku), Ayun Hạ (huyện Phú Thiện).

Quang cảnh hội thảo. Ảnh Hoàng Ngọc JPG
Quang cảnh hội thảo. Ảnh:  Hoàng Ngọc

Hội thảo đã giới thiệu mô hình mẫu về du lịch cộng đồng tại làng Mơ Hra-Đáp. Đây là ngôi làng Bahnar sở hữu những giá trị bản địa nổi bật như: ẩm thực truyền thống phong phú, trang phục đặc sắc, không gian văn hóa cồng chiêng còn đậm nét với nhiều lễ hội, nghề dệt thổ cẩm, đan lát… Khai thác các giá trị văn hoá và dựa vào sức mạnh cộng đồng, huyện Kbang đã xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng tại làng Mơ Hra-Đáp từ 2018.

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, năm 2022, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch thực hiện nhiệm vụ “Hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi kết hợp với nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh”, tiếp tục dành nguồn lực nâng cao năng lực cho người dân và hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch tại làng Mơ Hra-Đáp. Chương trình đã bồi dưỡng nguồn nhân lực, hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, làm phim giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng đầu tiên này của tỉnh.

Các đại biểu trao đổi, thảo luận tại hội thảo
Các đại biểu trao đổi, thảo luận tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Ngọc 

Tại hội thảo, Hiệp hội du lịch tỉnh, chuyên gia về du lịch cộng đồng đã trao đổi, chia sẻ giải pháp, cách làm du lịch trong vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là du lịch cộng đồng với mục tiêu giúp Gia Lai làm phong phú thêm sản phảm trải nghiệm, góp phần phát triển triển kinh tế-xã hội vùng nông thôn qua con đường du lịch. Đây cũng là dịp để các địa phương trao đổi những nội dung liên quan, đóng góp giải pháp để xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng từ mô hình mẫu là làng Mơ Hra-Đáp.

HOÀNG NGỌC 

Có thể bạn quan tâm

“Đánh thức” du lịch Ia Pa

“Đánh thức” du lịch Ia Pa

(GLO)- Về huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai), nghe tên những địa danh gắn với bao truyền thuyết hư ảo như lạc vào miền sử thi. Trầm tích văn hóa kết hợp với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ là thế mạnh để “đánh thức” tiềm năng du lịch của vùng đất từng “bị bỏ quên” này.

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

Ngày 17/12/2024 đánh dấu cột mốc 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Trong suốt chặng đường dài, vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long vẫn luôn là niềm tự hào của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh.

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

(GLO)- Chiều 9-12, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh đã có cuộc khảo thực tế tại huyện Ia Grai để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nâng cấp Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên cấp tỉnh.