Gia Lai xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng cho vùng dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 27-12, tại TP. Pleiku, Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo “Xây dựng sản phẩm đặc trưng cho vùng dân tộc thiểu số” nhằm tiếp tục hoàn thiện mô hình mẫu về du lịch cộng đồng.

Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh, chuyên gia văn hóa du lịch; phòng Văn hoá-Thông tin các huyện, thị xã, thành phố và đại diện lãnh đạo UBND các xã: Kông Lơng Khơng (huyện Kbang), Biển Hồ (TP. Pleiku), Ayun Hạ (huyện Phú Thiện).

Quang cảnh hội thảo. Ảnh Hoàng Ngọc JPG
Quang cảnh hội thảo. Ảnh:  Hoàng Ngọc

Hội thảo đã giới thiệu mô hình mẫu về du lịch cộng đồng tại làng Mơ Hra-Đáp. Đây là ngôi làng Bahnar sở hữu những giá trị bản địa nổi bật như: ẩm thực truyền thống phong phú, trang phục đặc sắc, không gian văn hóa cồng chiêng còn đậm nét với nhiều lễ hội, nghề dệt thổ cẩm, đan lát… Khai thác các giá trị văn hoá và dựa vào sức mạnh cộng đồng, huyện Kbang đã xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng tại làng Mơ Hra-Đáp từ 2018.

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, năm 2022, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch thực hiện nhiệm vụ “Hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi kết hợp với nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh”, tiếp tục dành nguồn lực nâng cao năng lực cho người dân và hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch tại làng Mơ Hra-Đáp. Chương trình đã bồi dưỡng nguồn nhân lực, hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, làm phim giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng đầu tiên này của tỉnh.

Các đại biểu trao đổi, thảo luận tại hội thảo
Các đại biểu trao đổi, thảo luận tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Ngọc 

Tại hội thảo, Hiệp hội du lịch tỉnh, chuyên gia về du lịch cộng đồng đã trao đổi, chia sẻ giải pháp, cách làm du lịch trong vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là du lịch cộng đồng với mục tiêu giúp Gia Lai làm phong phú thêm sản phảm trải nghiệm, góp phần phát triển triển kinh tế-xã hội vùng nông thôn qua con đường du lịch. Đây cũng là dịp để các địa phương trao đổi những nội dung liên quan, đóng góp giải pháp để xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng từ mô hình mẫu là làng Mơ Hra-Đáp.

HOÀNG NGỌC 

Có thể bạn quan tâm

Với diện tích hơn 413.511 ha, cao nguyên Kon Hà Nừng sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ cùng nhiều thắng cảnh phù hợp cho du lịch sinh thái. (Ảnh đơn vị cung cấp).jpg

Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng

(GLO)- Bên cạnh các giải pháp như xây dựng quy chế, kế hoạch quản lý, bảo vệ môi trường thì đẩy mạnh truyền thông là một trong những giải pháp hữu hiệu được đưa ra tại diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng vừa được tổ chức ngày 15-11 tại TP. Pleiku.

Du lịch Khánh Hòa sắp thu nhiều tiền nhất từ trước đến nay

Du lịch Khánh Hòa sắp thu nhiều tiền nhất từ trước đến nay

Sở Du lịch Khánh Hòa cho biết, trong 10 tháng, tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 47.000 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ, vượt 17,2% kế hoạch. Dự kiến, năm nay Khánh Hòa sẽ đón hơn 10 triệu lượt khách du lịch, doanh thu từ hoạt động du lịch trên 50.000 tỷ đồng - mức cao nhất từ trước đến nay.

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Vào dịp cuối năm, khu vực núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh)  khoác lên mình chiếc áo vàng óng ả của những vạt hoa dã quỳ bung tỏa. Năm nay, Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya với nhiều hoạt động thú vị đã thu hút rất đông du khách đến trải nghiệm, check-in.