Phú Yên: Hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng hấp dẫn du khách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng là lễ hội truyền thống đặc sắc, độc nhất vô nhị không chỉ của tỉnh Phú Yên mà còn của khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
Đông đảo du khách dự hội đua ngựa Gò Thì Thùng, chứng kiến những lượt đua hấp dẫn. (Ảnh: Xuân Triệu/TTXVN)

Đông đảo du khách dự hội đua ngựa Gò Thì Thùng, chứng kiến những lượt đua hấp dẫn. (Ảnh: Xuân Triệu/TTXVN)

Ngày 18/2 (tức ngày mùng 9 tháng Giêng), tại khu vực Di tích lịch sử quốc gia địa đạo Gò Thì Thùng (xã An Xuân, huyện Tuy An), Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Phú Yên phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Tuy An tổ chức Hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng.

Đây là lễ hội truyền thống đặc sắc, độc nhất vô nhị không chỉ của tỉnh Phú Yên mà còn của khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

Hội đua năm nay thu hút nhiều người dân trong tỉnh và du khách đến xem và cổ vũ cho “kỵ sĩ” và ngựa đua.

Hội đua ngựa Gò Thì Thùng có sự tham gia của 32 con ngựa, phần lớn là ngựa cái chuyên thồ nông sản của người dân huyện Tuy An. Các “kỵ sỹ” chủ yếu là nông dân tại địa phương trong đó có cả phụ nữ.

Sự hấp dẫn của hội đua ở từng phần tranh tài của các “kỵ sỹ” cùng ngựa của mình. Khán giả rất thích thú khi chứng kiến những chú ngựa không chịu chạy hết đường đua của mình; không chịu xuất phát theo hiệu lệnh của trọng tài. Nhiều con ngựa còn hất văng các “kỵ sỹ” xuống đất và chạy hết đường đua...

Ngựa đua trên đường đua. (Ảnh: Xuân Triệu/TTXVN)

Ngựa đua trên đường đua. (Ảnh: Xuân Triệu/TTXVN)

Chị Nguyễn Thị Hiền, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên vui vẻ nói: đến xem những con ngựa đua vốn trước đây chỉ chuyên thồ hàng hóa không chịu chạy, ai cũng cười sảng khoái. Tuy vậy, vẫn có những màn phi nước đại của các “kỵ sỹ” cùng ngựa của mình rất quyết liệt. Đây đúng là một lễ hội hấp dẫn mà những ngày đầu năm nếu có điều kiện mọi người nên đến xem.

Chia sẻ ấn tượng lần đầu xem đua ngựa, anh Nguyễn Hùng (Gia Lai) thích thú khi tận mắt chứng kiến những con ngựa lớn nhỏ khác nhau tham gia đường đua. Ngựa đua có những con chạy đua như chuyên nghiệp nhưng cũng có con không chịu chạy theo điều khiển của “kỵ sỹ”. Điều này tạo nên không khí sôi nổi, những trận cười và tràng pháo tay trong những ngày Xuân...

Kết thúc Hội đua, anh Thái Văn Sáu (xã An Hiệp) về Nhất với ngựa đua số 25; anh Lê Thành Chung (xã An Hiệp) về Nhì; anh Thái Hồng Thuận (xã An Hiệp) và Vũ Hồng Hưng (xã An Xuân) xếp thứ Ba.

Theo ông Huỳnh Gia Hoàng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tuy An, Hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng là hoạt động văn hóa đặc sắc, không chỉ tỉnh Phú Yên mà còn của khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

Năm nay, người dân trong tỉnh và du khách đến xem đua ngựa nhiều hơn mọi năm, tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi những ngày đầu Xuân mới.

Ủy ban Nhân dân huyện sẽ duy trì hoạt động lễ hội này nhằm bảo tồn và phát huy vẻ đẹp văn hóa địa phương. Ngựa ở Tuy An hiện nay không chỉ được sử dụng ngựa để chở nông sản và nhiều vật dụng trong sản xuất nông nghiệp mà còn được nuôi để phục vụ du lịch.

Đến với Hội đua, du khách còn được đến tham quan Di tích Lịch sử cấp Quốc gia Gò Thì Thùng nổi tiếng với hệ thống địa đạo dài 1.948m. Nơi đây là căn cứ cách mạng ghi dấu sự quả cảm, mưu lược của quân và dân tỉnh Phú Yên trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày không chỉ làm bùng nổ các tua du lịch, mà còn tạo ra cuộc chạy đua hấp dẫn giữa những chuyến đi xa và những kỳ nghỉ gần. Thị trường đang bày ra “mâm cỗ” phong phú, đủ hương vị từ truyền thống đến hiện đại, tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền.

Khám phá Ngọa Long Sơn

Khám phá Ngọa Long Sơn

(GLO)- Ngọa Long Sơn là một khu nhà vườn nghỉ dưỡng đẹp gần núi Hàm Rồng, trong một thung lũng đẹp, bao bọc bởi núi đồi và ruộng bậc thang, khí hậu trong lành, mát mẻ, thuộc địa bàn xã Gào, cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 11 km về phía Nam.

Xây dựng Bích Đầm thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Xây dựng Bích Đầm thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Ngày 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa phối hợp các đơn vị tổ chức hội nghị tổng kết Dự án thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Mô hình “Cà phê cảnh quan” ở xã Đak Krong, huyện Đak Đoa. Ảnh: H.T

“Cà phê cảnh quan”: Đa lợi ích

(GLO)- Cà phê cảnh quan là mô hình trồng cà phê xen canh với các cây trồng khác để tạo cảnh quan sinh thái, giúp mang lại giá trị cao cho cây cà phê, có thể phát triển du lịch.