Phú Thiện tập trung trị bệnh đạo ôn hại lúa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ chủ động nước tưới từ hệ thống thủy lợi Ayun Hạ nên gần 6.000 ha lúa Đông Xuân của huyện Phú Thiện (Gia Lai) đang phát triển tốt. Tuy nhiên, một số chân ruộng bị nhiễm bệnh đạo ôn gây hại. Nông dân đang tập trung xuống đồng phun thuốc trừ sâu ở các diện tích này để bảo vệ lúa.
Phòng trừ sâu bệnh hại lúa
Hiện nay, một số diện tích lúa của xã Ia Hiao bắt đầu xuất hiện bệnh đạo ôn gây hại. Trong đó, bệnh đạo ôn bùng phát nhiều nhất trên lúa trà sớm tại cánh đồng đối diện trụ sở UBND xã. Trước tình hình này, bà con nông dân đang tập trung ra đồng phun thuốc để trị bệnh cho lúa. 
Vừa phun thuốc xong cho đám lúa hơn 0,8 sào của gia đình, anh Nay Hội (buôn Hoan, xã Ia Hiao) cho hay, gần 1 tháng nay, cánh đồng này bị nhiễm bệnh đạo ôn. “Ruộng lúa của tôi bị nhiễm bệnh phải phun thuốc đến lần thứ tư rồi. Cứ cách 1 tuần, tôi phun một lần, hết 150.000 đồng tiền thuốc”-anh Hội cho hay. 
Ở đám ruộng sát bên cạnh, ông Đậu Đức Thanh (cùng buôn) cũng đang chuẩn bị bình phun thuốc bảo vệ thực vật để cứu đám lúa hơn 1 sào của gia đình. Ông Thanh cho hay, do dân làng đang tập trung lên rẫy thu hoạch mì nên lơ là việc chăm sóc lúa, khiến sâu bệnh bùng phát. Đám lúa của gia đình ông gieo sạ đã hơn 2 tháng, lẽ ra đang chuẩn bị trổ bông nhưng bị sâu bệnh gây hại nặng nên chỉ cao hơn 1 gang tay, lá vàng quạch, nhiều đám lụi dần. “Nghe người làng báo tin lúa bị nhiễm bệnh, tôi vội chạy về để phun thuốc. Nhưng ruộng lúa của tôi xấu nhất cánh đồng rồi, có vẻ không khả quan lắm”-ông Thanh lo lắng nói. 
 Anh Nay Hội (buôn Hoan, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện) phun thuốc trị bệnh đạo ôn để cứu lúa. Ảnh: Đ.P
Anh Nay Hội (buôn Hoan, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện) phun thuốc trị bệnh đạo ôn để cứu lúa. Ảnh: Đ.P
Ông Mai Ngọc Quý-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện-cho biết, cánh đồng đối diện UBND xã Ia Hiao thấp trũng nên bà con thường xuống giống lúa sớm 1 tháng so với lịch thời vụ. Hiện cây lúa đang trong thời kỳ trổ bông. “Những diện tích lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn gây hại nặng là lúa vụ 3 do người dân tự ý tăng vụ. Khi vừa thu hoạch xong lúa vụ mùa, tận dụng vùng trũng sẵn nước, người dân gieo sạ tiếp vụ 3 khiến đất không có thời gian nghỉ, mầm bệnh vẫn còn rồi bùng phát gây hại. Chúng tôi đang phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn người dân các biện pháp diệt sâu bệnh để cứu lúa. Sang năm, chúng tôi sẽ kiến nghị UBND huyện không đưa diện tích này vào kế hoạch sản xuất nữa”-ông Quý nói.
Nhân rộng cánh đồng lúa lớn
Phát huy ưu thế là trung tâm của cánh đồng lúa lớn nhất Tây Nguyên, vụ Đông Xuân 2018-2019, toàn huyện Phú Thiện gieo trồng được gần 6.000 ha lúa nước. Huyện tiếp tục nhân rộng cánh đồng lúa lớn một giống, nâng tổng diện tích cánh đồng lúa lớn một giống lên 1.160 ha, ở cả 9 xã và thị trấn Phú Thiện. Các giống lúa được huyện lựa chọn, khuyến cáo người dân gieo sạ gồm: OM900, LH12, Nếp 97, TBR225, DT66. Đây là bộ giống lúa đã được khẳng định ưu thế về độ kháng sâu bệnh, chống đổ ngã, thời gian sinh trưởng trung bình và ngắn ngày, chất lượng hạt gạo thơm ngon, bán được giá cao. “Vụ này, đa số người dân lựa chọn gieo sạ giống Nếp 97 vì ưu thế năng suất ổn định, đạt trên 8 tấn/ha và bán được giá cao trên 6.000 đồng/kg (các giống lúa khác chỉ xấp xỉ 5.000 đồng/kg). Tổng diện tích lúa Nếp 97 tăng lên 875 ha, chiếm 75,4% diện tích cánh đồng lúa mẫu lớn toàn huyện”-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện cho hay.
Ông Đinh Văn Chinh-Chủ tịch UBND thị trấn Phú Thiện-cho biết: Nhờ được UBND huyện hỗ trợ giống Nếp 97 nguyên chủng từ vụ mùa trước, nông dân thị trấn đã sản xuất ra lúa giống để gieo trồng vụ Đông Xuân này trên cánh đồng Klá với tổng diện tích 120 ha. Đây là cánh đồng lúa nếp lớn thứ tư của huyện Phú Thiện. Hiện nay, cây lúa đang phát triển tốt, trong giai đoạn trổ đòng. “Thời tiết nắng ấm từ sau Tết Nguyên đán đến nay rất thích hợp cho cây lúa trổ bông. Hy vọng người dân sẽ có một vụ mùa bội thu”-ông Chinh phấn khởi nói.
Đức Phương

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.